Hiệp hội Taxi Hà Nội phản đối nhiều đề xuất mới của Sở GTVT

Hiệp hội Taxi Hà Nội phản đối nhiều đề xuất mới của Sở GTVT như phân vùng phục vụ, xây dựng trung tâm điều hành chung.
hiep hoi taxi ha noi phan doi nhieu de xuat moi cua so gtvt
Hiệp hội Taxi Hà Nội phản đối nhiều đề xuất mới của Sở GTVT như phân vùng phục vụ, xây dựng trung tâm điều hành chung. Ảnh minh họa: Di Linh

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội có tổ chức lấy ý kiến dự thảo quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố, dự kiến phê duyệt trong năm 2017.

Đáng chú ý là trong văn bản góp ý của mình, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã đề xuất bỏ nhiều quy định do Sở GTVT đưa ra.

Phân vùng phục vụ làm khó lái xe, tăng chi phí?

Cụ thể về việc phân vùng phục vụ của taxi, dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh theo vùng với các tiêu chí: vùng phục vụ, biển số xe hoạt động theo vùng, màu sơn, điểm đỗ, điềm dừng đón trả khách…; báo cáo Sở GTVT Hà Nội.

Theo dự thảo, đơn vị kinh doanh nghiệp vận tải được đăng ký nhiều khu vực hoạt động trên mỗi vùng phục vụ; mỗi tháng xe taxi phải đảm bảo thời gian hoạt động trong vùng phục vụ đã đăng ký tối thiểu 70%.

Với nội dung trên, Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng không khả thi vì "lái xe không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được chính xác địa giới này để phục vụ".

"Nhiều doanh nghiệp có địa bàn hoạt động ở các khu vực giáp ranh như Long Biên - Gia Lâm, Hoàng Mai - Thanh Trì, Từ Liêm - Hoài Đức - Đan Phượng... Việc phân vùng phục vụ gây khó cho doanh nghiệp", Hiệp hội Taxi Hà Nội nhận định.

Được biết, hiện taxi truyền thống đang phải tăng tỷ lệ có khách, giảm số km rỗng để hạ chí phí. Do đó, đơn vị này đặt câu hỏi rằng việc phân vùng phục vụ như vậy sẽ càng lảm tăng số km rỗng hay không? Bởi vì các xe ở vùng 1 chờ khách sang vùng 2 lại phải quay về vùng 1 để hoạt động.

Ngoài ra việc phân cùng hoạt động bắt buộc các đoanh nghiệp phải tăng bộ máy để quản lý, giám sát. Như vậy sẽ làm gia tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh.

hiep hoi taxi ha noi phan doi nhieu de xuat moi cua so gtvt
Taxi truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh do cạnh tranh từ Grab, Uber. Ảnh minh họa: Di Linh

Bỏ 'điều hành chung, đấu giá quyền khai thác kinh doanh'

Theo dự thảo của Sở GTVT Hà Nội: "Từ ngày 0I/7/20I8, các đơn vị kinh doanh vận tài hành khách bằng xe taxi phải sử dụng phần mềm ho trợ điều hành xe taxi (đặt/gọi taxi).

Dữ liệu phần mềm hỗ trợ điều hành xe taxi được kết nổi với dữ liệu thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe taxi và kết nối với dữ liệu phần mềm điều hành chung cùa trung tâm quản lý điều hành giao thông TP".

Về nội dung này, Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng: "Trung tâm điều hành chung không làm chất lượng địch vụ taxi của Hà Nội tốt hơn".

Ngoài ra, Trung tâm điều hành chung không làm cho công tác quản lý nhà nước tốt hơn; gây gia tăng bộ máy, tăng thêm ngân sách...

Việc cơ quan quản lý nhà nước đứng ra vận hành một trung tâm điều hành kinh doanh chung cho tất cả các doanh nghiệp "không thể bảo đảm bảo rằng các nhân viên điều hành không có hành vi "ăn dơ" với doanh nghiệp, lái xe để điều chuyển các cuốc khách".

"Việc sử dụng Trung tâm điều hành chung của các đơn vị vận tải taxi thực chất là lấy đi giá trị thương hiệu từ các doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều năm để san sẻ cho các doanh nghiệp mới, quản lỷ yếu kém, ít đầu tư.

Hệ quả là các doanh nghiệp sẽ không đầu tư để nâng cao chât lượng dịch vụ nữa vi bất đồng giữa lợi ích - chi phí. Từ đó làm chất lượng dịch vụ của taxi Hà Nội giảm xuống.

Căn cứ các đánh giá như trên, chúng tôi góp ý bỏ quy định này", Hiệp hội Taxi Hà Nội đề xuất.

Ngoài ra, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng đề nghị bỏ quy định về quyền khai thác kinh doanh và đấu giá quyền khai thác kinh doanh trong dự thảo.

hiep hoi taxi ha noi phan doi nhieu de xuat moi cua so gtvt Hà Nội: Tàu trật bánh liên tiếp, chưa rõ nguyên nhân

Tàu trật bánh liên tiếp trong hai ngày qua ở Hà Nội nhưng phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn chưa tìm ra ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.