Mặc dù dự thảo Thông tư ban hành kèm theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy đã được Bộ GD&ĐT rút lại. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn đang có những ý kiến khác nhau, đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm, ''đối tượng" được nhắc đến trong Dự thảo không khỏi bức xúc.
Ảnh minh họa |
Chu Thị T., sinh viên khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho biết: "Em thấy dự thảo này là vô cùng bất hợp lý. Bản thân chúng em khi bước chân vào ngôi trường để đào tạo thành những nhà sư phạm trong tương lai cũng đều được các thầy cô giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp.
Riêng việc quy định những ai hoạt động mại dâm, đa phần sẽ hiểu là sinh viên đi bán dâm tới lần thứ 4 mới bị đuổi học là điều không thể tin nổi".
Cũng theo nữ sinh này, việc cho ra đời những văn bản 'lạ' và thiếu thực tế sẽ gây hoang mang cho sinh viên. Bởi đã là hoạt động mại dâm thì là vi phạm pháp luật. Ai vi phạm thì đều bị pháp luật xử lý chứ không chỉ đơn thuần là bị đuổi học, càng không phải sinh viên cứ ''vô tư'' hoạt động mại dâm miễn sao dưới 4 lần thì không làm sao.
Tương tự, em Nguyễn Thị Mai L., sinh viên năm 3, ĐH Sư phạm TP HCM chia sẻ: “Bản chất việc dạy và học là để giáo dục con người hướng thiện qua việc truyền đạt tri thức, nâng cao nhận thức. Vậy nếu một sinh viên đã chấp nhận con đường bán dâm là đã từ bỏ giá trị nhân cách và đạo đức của mình rồi. Theo em thấy không cần phải phạt nữa. Còn chưa kể, với dự thảo này khiến sinh viên sư phạm như bọn em cảm thấy không được tôn trọng.
Tại sao lại chỉ định riêng ngành sư phạm thay vì các ngành khác? Trong khi sinh viên sư phạm được giáo dục và đào tạo về đạo đức và chuẩn mực xã hội và nghề nghiệp rất nghiêm túc. Chính vì vậy, em đề xuất sau khi Bộ đã rút dự thảo để kiểm tra thì nên nghiêm túc xem xét về nội dung này trước khi công khai”.
Còn theo Nguyễn Thị H., sinh viên ĐH Sư phạm TP HCM thì nói: "Sau khi đọc xong bản Dự thảo, bản thân em cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng. Dự thảo này không chỉ gây hoang mang, lo lắng, xấu hổ đối với sinh viên bọn em mà cả gia đình cũng chịu ảnh hưởng. Có thể, sẽ có một ngày bọn em cảm thấy tự ti khi nói với người khác mình là sinh viên sư phạm mặc dù mình không làm gì sai”.
Theo dõi phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ với đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Cà Mau) về dự thảo gây tranh cãi này vào sáng 31/10, ông Đỗ Mạnh Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, qui định phòng chống mại dâm đã có những văn bản pháp luật để áp dụng cho mọi đối tượng chứ không chỉ riêng sinh viên.
Ông Đỗ Mạnh Hùng , Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. (Ảnh: Báo đầu tư). |
"Thứ nhất, Bộ trưởng Nhạ nói trách nhiệm thuộc về cán bộ soạn thảo thì tôi thấy không cần phải bàn thêm. Bởi trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì có việc đưa lên mạng để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Nhưng văn bản khi đưa lên mạng không chỉ dừng lại ở cấp soạn thảo mà có thể đưa lên được. Tôi nghĩ phải có lãnh đạo Bộ phải xem xét, thẩm định trước khi đưa lên. Một khi đưa lên mạng thì sức lan tỏa rất nhanh chóng.
Thứ hai, vị tư lệnh ngành giáo dục có nói văn bản này là tiếp nối văn bản từ năm 2007, tôi cho rằng cũng có trách nhiệm thẩm định của các cơ quan liên quan. Một văn bản đã ban hành hơn 10 năm mà chúng ta chưa phát hiện những điều bất hợp lý", ông Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ.
Bà Bùi Thị An - ĐBQH khóa XIII (đoàn Hà Nội) cũng đồng tình với ý kiến trên của ông Hùng. Trong quá trình soạn thảo phải có người được phân công thẩm định dự thảo văn bản. Ví dụ Thứ trưởng được phân công thẩm định sơ bộ văn bản dự thảo phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước nhân dân. Ngành giáo dục rất được dư luận quan tâm.
"Tôi nghĩ rằng, với các thủ trưởng của từng cơ quan đơn vị hãy chọn bộ tham mưu của mình cho thật tốt, nhất là chuyện tuyển dụng cán bộ. Có ý kiến của đại biểu ở Bến Tre có đặt vấn đề rằng, tại sao lại có cán bộ liên tục bị kỉ luật rồi rút kinh nghiệm mà không có xử lý nghiêm khắc, thậm chí có người bị kỉ luật còn thuyên chuyển sang một vị trí khác.
Đây là vấn đề lớn, ngành giáo dục cũng vậy. Chọn cấp dưới của mình như thế nào để đến khi họ trình lên mình dù vẫn phải đọc nhưng vẫn tin tưởng được cái tâm của họ để tránh sai sót", bà An nêu quan điểm.
'Để sinh viên hoạt động mại dâm cũng do một phần lỗi ở nhà trường'
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, để sinh viên hoạt động mại dâm lỗi một phần cũng là ở nhà trường vì không chú trọng tuyên ... |
'Có môi trường giáo dục nào dám nhận một sinh viên sư phạm từng hoạt động mại dâm vào dạy học?'
Theo TS Vũ Thu Hương, dự thảo quy định sẽ buộc thôi học với sinh viên ngành sư phạm hoạt động mại dâm đến lần ... |
Ngoài hoạt bán dâm dâm đến lần thứ 4, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu có hành vi nào?
Theo dự thảo quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp ... |
Buộc thôi học nếu sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4: Ngôn từ không chuẩn, chồng chéo với luật khác
Có ý kiến cho rằng, dự thảo thông tư quy định buộc thôi học nếu sinh viên hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 ... |
Bộ GD&ĐT rút Dự thảo buộc thôi học sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4 và lên tiếng giải thích
Tối 29/10, Dự thảo thông tư quy định buộc thôi học nếu sinh viên có hành vi hoạt động mại dâm lần thứ 4 đã ... |