Giáo viên chịu thiệt thòi vì nơi có nơi không, chưa công bằng
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn tỉnh hiện có 208 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 192 trường công lập với gần 1.830 nhóm, lớp bán trú. Tổng cộng có hơn 2.500 cán bộ quản lý, giáo viên trực trưa.
Giáo viên mầm non chịu thiệt thòi vì nơi có chi tiền hỗ trợ trực trưa, nơi không có. Ảnh: Phạm Hoàng |
Việc chi tiền hỗ trợ trực trưa đối với giáo viên mầm non công lập tổ chức bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi lâu nay còn chưa thống nhất, có nơi giáo viên được 300-600 nghìn đồng/tháng, có nơi giáo viên không có đồng nào.
Từ năm học 2013-2014, thực hiện Thông tư 08 của liên Bộ Tài chính và Nội vụ, chỉ có các trường thuộc hai huyện là Minh Long và Bình Sơn thực hiện chi trả tiền hỗ trợ trực trưa 150% cho cán bộ quản lý, giáo viên; riêng Đức Phổ chi 100%, trong khi 7 huyện, thành phố khác không có khoản này.
Đến năm học 2015 - 2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn một số huyện như Ba Tơ, Sơn Tây, Tư Nghĩa và Tây Trà là không có khoản hỗ trợ tiền trực trưa với hơn 1.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Trước việc chi tiền hỗ trợ trực trưa không đồng nhất, nơi có nơi không khiến giáo viên còn chịu thiệt thòi nên UBND tỉnh Quảng Ngãi có Công văn số 1394 về việc thực hiện chế độ trực trưa đối với cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non công lập bán trú.
UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các huyện, thành phố, Sở GD&ĐT xem xét việc thực hiện chế độ trực trưa thừa giờ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Qua đó có đề xuất, kiến nghị để UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Đề xuất xã hội hóa từ phụ huynh để chi trả cho giáo viên
Là một trong các huyện lâu nay không chi hỗ trợ tiền trực trưa cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trường công lập bán trú, ông Bùi Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa có văn bản báo cáo lý do với Sở GD&ĐT Quảng Ngãi.
Giáo viên mầm non công tác ở địa bàn miền núi rất khó khăn, phụ huynh miền núi còn nghèo nên việc xã hội hóa để chi tiền hỗ trợ trực trưa là điều khó có thể. Ảnh: Phạm Hoàng |
Theo đó, trên địa bàn huyện Tư Nghĩa có 17 trường mầm non công lập với 41 cán bộ quản lý và 232 giáo viên nhưng không được chi hỗ trợ trực trưa. Nguyên nhân là làm việc đảm bảo 40 giờ/tuần đúng theo Thông tư số 48 của Bộ GD&ĐT.
Hỗ trợ tiền trực trưa cho giáo viên: 'Phụ huynh không muốn có thể đón con về!'
Nhiều giáo viên đã thẳng thắn nói như vậy về việc hỗ trợ tiền trực trưa nơi công tác. Theo các cô, số tiền nhận ... |
“Nếu chi tiền hỗ trợ trực trưa làm thêm giờ cho hơn 270 cán bộ quản lý, giáo viên như đã nói ở trên thì kinh phí dự kiến năm 2017 cần khoảng 2 tỷ đồng.
UBND huyện không có kinh phí để chi trả, còn nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo chỉ đủ cân đối chi lương và các hoạt động khác”, ông Bùi Văn Tiến cho hay.
Trong khi đó, giải thích với Sở GD&ĐT Quảng Ngãi về lý do không chi tiền hỗ trợ trực trưa, ông Hà Phải, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sơn Tây cho biết, Thông tư 08 của liên Bộ Tài chính và Nội vụ không quy định rõ là tiền trực trưa được tính vào tiền dạy thêm giờ để tính chi trả cho giáo viên nên Phòng chưa chi trả.
Cũng từ năm học 2013 – 2014, UBND huyện Sơn Tây đã có đề xuất xin hỗ trợ kinh phí từ UBND tỉnh nhưng chưa có chủ trương và chưa cấp về nên không có kinh phí trả cho cán bộ quản lý, giáo viên.
“UBND huyện đề xuất ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí để chi trả tiền hỗ trợ trực trưa cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trường công lập năm 2017. Sở GD&ĐT tham mưu cơ quan có thẩm quyền cho chủ trương thu xã hội hóa từ phụ huynh nhằm giải quyết kinh phí trực trưa, làm giảm gánh nặng cho cơ quan nhà nước”, ông Bùi Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa đề xuất với Sở GD&ĐT Quảng Ngãi.
Hỗ trợ tiền trực trưa cho giáo viên: 'Phụ huynh yêu cầu, có Nghị quyết cho phép thì mới được!'
“Những nơi nào phụ huynh có yêu cầu giáo viên phải có mặt 100% chăm con cho họ. Nhà trường và tất cả phụ huynh ... |