Hỏa liệu có phải phương pháp làm đẹp?

Cư dân mạng mạng khá hoang mang và nghi ngại về tính khoa học cũng như an toàn của phương thức hỏa liệu, hay còn được biết đến với các thức thực hiện "đổ cồn đốt lửa" để làm đẹp.

Mới đây, hình ảnh về một người phụ nữ nghi bị bỏng đến mức lột da do thực hiện phương pháp hỏa liệu, tức đốt lửa để làm đẹp đang lan truyền mạnh trong cộng đồng mạng.

Không ít người lo ngại và sợ hãi khi nhìn thấy đoạn video clip đăng tải cho thấy một người đang nằm và được phủ nhiều lớp khăn với ngọn lửa cháy to ở phía trên. Cư dân mạng mạng khá hoang mang và nghi ngại về tính khoa học cũng như an toàn của phương thức này.

hoa lieu co phai phuong phap lam dep
hoa lieu co phai phuong phap lam dep
Những lời quảng cáo "có cánh" dành cho phương pháp đốt lửa trị bệnh.

Trao đổi với báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS. Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết: “Hỏa trị liệu” là một phương pháp trị liệu đã có từ lâu đời, quy chung lại đó là phương pháp trị bệnh không dùng thuốc mà dùng sức nóng của lửa, đa phần nó thích hợp với những xứ lạnh".

Nói về nguy cơ đối với sức khỏe của “hỏa trị liệu”, PGS.TS. Phạm Vũ Khánh cho rằng, đối với “hỏa trị liệu”, về lí thuyết, những người âm hư, người sốt xuất huyết tiêu chảy, người tăng huyết áp hoặc nói nôm na là người bị “nóng trong” thì không nên dùng.

Bên cạnh đó, việc không làm đúng thao tác, đúng qui trình sẽ dẫn đến bệnh nặng thêm. Đặc biệt, khi đốt xong thì các huyệt khai mở hết mà không kiêng lại đi tắm lạnh ngay hoặc nhập phòng… thì rất dễ gây tổn hại đến sức khỏe. Việc sử dụng cồn đốt cũng có thể gây bỏng tại chỗ.

hoa lieu co phai phuong phap lam dep
(Ảnh: Punjabkesari)

Trên báo Tổ quốc, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết, phương pháp "hỏa trị liệu" được sử dụng nhiều tại những cơ sở spa trong vài năm trở lại đây.

Về nguyên lý, phương pháp này cũng giống như chữa bệnh bằng giác hơi, nghĩa là dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể. Tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên áp lực tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh nhưng không phải mắc bệnh gì cũng có thể chữa được.

Tuy nhiên cho đến hiện nay, phương pháp "đốt lửa" này vẫn chưa được công nhận trong giới khoa học, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố đây là cách chữa bệnh, làm đẹp đáng được hoan nghênh.

Theo chuyên gia, việc sử dụng "hỏa trị liệu" cho đến nay chưa được khoa học công nhận. Phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc mắc các bệnh mãn tính khác không nên sử dụng "hỏa trị liệu", nếu có ý định sử dụng thì cần có tư vấn cụ thể của bác sĩ.

Trước đó, năm 2017, chị N.T.M.P, (SN 1986) là nhân viên của một cơ sở thẩm mỹ trên đường Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng đã bị bỏng nặng khi thực hiện hỏa trị liệu cho khách hàng. Nguyên nhân được xác định là do thời gian để lửa cháy lâu, dập lửa sai cách nên khi vào viện cấp cứu thì vết bỏng đã chiếm hơn 40% diện tích cơ thể chị P.

XEM THÊM

hoa lieu co phai phuong phap lam dep Có nên 'hỏa trị liệu' để làm đẹp?

Một số bác sĩ cho biết, sẽ có nhiều nguy cơ xấu nếu làm đẹp bằng 'hỏa trị liệu', tức tẩm một số chất vào ...

hoa lieu co phai phuong phap lam dep Xôn xao hình ảnh cho rằng người phụ nữ bị bỏng lột da mặt vì spa đổ cồn đốt lửa làm đẹp

Câu chuyện cho rằng một nữ khách hàng bị bỏng đến mức lột da do được đốt lửa làm đẹp đang được chia sẻ "chóng ...

hoa lieu co phai phuong phap lam dep Đốt lửa giảm mỡ: Phương pháp làm đẹp chưa từng có trong y học?

Theo các chuyên gia, chưa có chứng minh nào cho thấy hiệu quả của hỏa liệu pháp. Hơn thế, người thực hiện cũng như khách ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.