- Bạn Trần Phước hỏi: Em muốn học nghề Công nghệ Thông tin về lắp ráp và cài đặt máy tính, chuyên viên phần cứng và mạng (ghost đa cấu hình). Như vậy, em có thể học tại trường nghề nào?
- Trả lời:
Công nghệ thông tin đang là ngành "hot" ở nước ta, đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.
Nếu muốn theo học Công nghệ thông tin về lắp ráp và cài đặt máy tính, chuyên viên phần cứng và mạng, em có thể tham khảo một số cơ sở đào tạo sau.
Ngành Công nghệ thông tin có triển vọng việc làm tốt trong thời đại cách mạng 4.0. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn. |
Tại Hà Nội, trường CĐ nghề số 1 Bộ Quốc phòng tuyển sinh liên tục lớp Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính hệ trung cấp, sơ cấp.
Hệ trung cấp xét tuyển học bạ THPT sẽ đào tạo trong hai năm. Nếu xét tuyển bằng tốt nghiệp và học bạ THCS, thời gian đào tạo là 3 năm. Ngoài ra, em có thể xem xét đăng ký vào CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội.
Trường đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa và Lắp ráp máy tính và Công nghệ Thông tin (ứng dụng phần mềm).
Hệ cao đẳng xét tuyển học bạ THPT, yêu cầu người học đã tốt nghiệp THPT và đào tạo từ 2 đến 3 năm. Hệ trung cấp chính quy xét tuyển học bạ THCS, thời gian đào tạo là 1-2 năm. Trường tuyển sinh liên tục từ 1/1 đến 5/11.
Tại TP.HCM, CĐ Kỹ thuật Cao Thắng tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy ngành Lắp ráp Sửa chữa Máy tính. Trường xét tuyển những học sinh đã tốt nghiệp THPT.
Sinh viên được đào tạo trong 3 năm (6 học kỳ). Trong quá trình học, các em có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sửa chữa, lắp ráp cài đặt Laptop, máy tính, smartphone và các thiết bị văn phòng, thi công và sửa chữa hệ thống camera, thi công và quản trị mạng máy tính hoặc liên thông đại học.
CĐ Công nghệ Thủ Đức cũng đang tuyển sinh hệ cao đẳng ngành Truyền thông và Mạng máy tính, yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Hạn cuối trường nhận hồ sơ tuyển sinh trong năm nay là ngày 6/10.
Ngành Công nghệ thông tin 'khát' nhân lực tới năm 2020 Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành Công nghệ thông tin ... |