Học sinh Sài Gòn nấu cháo hành, 'hóa' Chí Phèo trong giờ học Văn

"Tụi em đi mua cháo ăn liền ngoài tiệm tạp hóa, chuẩn bị hành lá rồi qua phòng giám thị xin nước sôi", Ngô Vương Thiên Ân, học sinh lớp 11A9 trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP Hồ Chí Minh cho biết.
hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van Nữ sinh hát bài 'Sóng' giúp cả lớp thuộc làu ngay trong tiết học
hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van Những tiết học văn khác biệt
hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van Học sinh Hà Nội về tận quê nhà thơ Nguyễn Khuyến để học văn

Đoạn video do cô giáo Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên dạy Văn trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP Hồ Chí Minh quay lại trong tiết học Văn theo hình thức sân khấu hóa. "Đây là buổi học về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, tất cả mọi thứ, từ nội dung đến hình thức của vở kịch đều do các em học sinh trong lớp tự biên tự tập tự diễn với nhau hết", cô giáo Quỳnh Anh cho biết.

Học sinh "sắm" vai Chí Phèo khi còn lương thiện, bị bà Ba đưa vào tròng và phải đi tù

Ngô Vương Thiên Ân, biên kịch, đạo diễn đồng thời là người "sắm" vai nhân vật Lý Cường chia sẻ về những công đoạn để cho ra đời vở kịch "Chí Phèo" của lớp mình: "Ban đầu tụi em đọc tác phẩm thật nhiều lần để có thể chuyển từ tác phẩm văn học sang kịch bản của một vở kịch. Trong kịch bản, tụi em chuẩn bị lời thoại chi tiết cho các nhân vật chính, thêm vào lời thoại cho nhân vật phụ. Đây cũng là cách để khắc phục việc thiếu diễn viên và giảm đi chi phí thuê trang phục, đạo cụ cho vở diễn".

Về điểm độc lạ, hài hước và lôi cuốn người xem theo dõi các nhân vật nổi tiếng của Nam Cao trong phiên bản của lớp 11A9 , em Thiên Ân cho biết: "Tụi em chế thêm sự lãng mạn, hài hước trong những phân cảnh lột tả sự hạnh phúc trong tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở như: cảnh Chí Phèo và Thị Nở cùng hát và nhảy trên nền nhạc Sài Gòn đẹp lắm, cảnh 2 nhân vật này dắt nhau cùng đi săm hình đôi,..."

Đạo diễn của vở kịch chia sẻ về việc phân vai nhân vật dựa trên những tiêu chí như: có đam mê với tác phẩm gốc và vở kịch, có khả năng diễn và lột tả được tính cách và cảm xúc của nhân vật, đặc biệt là ở những nhân vật chính.

Chí Phèo, Thị Nở cùng nhau nhảy múa trong hạnh phúc là chi tiết sáng tạo trong vở kịch của học sinh lớp 11A9

"Xác định vở kịch sẽ thiên về chính kịch hơn, phải đầu tư cho đáng "đồng tiền bát gạo" nên tụi em chi mạnh cho mảng trang phục. Cô Quỳnh Anh chỉ chỗ nên giá thuê rẻ hơn dự kiến ban đầu", Thiên Ân cho biết.

Sau khi đã dựng kịch bản, lựa chọn ra diễn viên, nhân vật chính phụ, nhóm học sinh này dành 2 tuần để tập luyện. Trong đó, ngoài buổi luyện tập chính vào thứ 7 mỗi tuần, các em còn tranh thủ tập trong giờ ra chơi, những tiết học được thầy cô giáo tạo điều kiện. Thời gian luyện tập này, các em đồng thời bàn bạc và chỉnh lại kịch bản cho hoàn chỉnh, cắt bớt những phân đoạn không cần thiết hay những phần dẫn truyện quá dài sẽ gây nhàm chán cho người xem.

hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van
Nồi cháo hành của lớp 11A9 chuẩn bị cho vở diễn

Chia sẻ về cảnh đầu tư nhiều thời gian và công sức luyện tập nhất, Thiên Ân phân tích: "Cảnh mở màn vở kịch, khi bà Ba gọi Chí Phèo vào bóp chân cho mình là cảnh phải tập lại nhiều lần nhất trong vở diễn. Thực tế đây là cảnh không khó, nhưng do là cảnh mở màn, lại hơi nhạy cảm nên các bạn còn ngại".

Thế nhưng các thành viên trong lớp tâm đắc nhất trong toàn bộ vở kịch lại là phân cảnh Chí Phèo đến gặp Bá Kiến đòi lương thiện. Theo nhận xét của khán giả, học sinh vào vai nhân vật Chí Phèo diễn rất đạt cảnh này.

Để nhân vật trong vở diễn giống với miêu tả trong tác phẩm của Nam Cao, ê-kíp còn chuẩn "đầu tư" mua hình xăm dán trên người diễn vai Chí Phèo. . Về khoảnh khắc vui nhộn nhất khi sân khấu hóa kiệt tác của Nam Cao, Thiên Ân nhớ lại: "Phân cảnh Chí Phèo bị Thị Nở "đá" với khuôn mặt vô thần chúng em đầu tư để một bạn ra rải lá, tung lá để cảnh có thêm hiệu quả nhưng thực tế lại không nhịn được cười. Ở cảnh Chí Phèo và Bá Kiến chết, dự định ban đầu là trải chăn rồi để Bá Kiến nằm lên rồi khiêng ra nhưng cuối cùng nặng quá khiêng không nổi nên Bá Kiến thì bị lăn, Chí Phèo thì bị kéo ra".

Trong vở diễn này, Thiên Ân "sắm vai" nhân vật Lý Cường - con trai Bá Kiến. Điểm nổi bật của nhân vật này là sự hung hăng, hống hách. "Lúc đó em không phải diễn nữa mà là chửi thật, thậm chí cái tát Chí Phèo cũng là tát thật, thành phản xạ chứ không tập và thống nhất với nhau trước đó. Bạn bè trong lớp nên tụi em cũng không để bụng chuyện có tát thật hay không", Thiên Ân tâm sự.

hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van
Diễn viên đóng Chí Phèo được "xăm" mình để giống với phiên bản trong tác phẩm của Nam Cao hơn.

"Các bạn lớp em rất thích thú khi có cơ hội sân khấu hóa các tác phẩm văn học. Vì điều này không những tạo được cơ hội để các bạn có thể làm việc chung, để các bạn đoàn kết hơn, tạo kỷ niệm, niềm vui mà quan trọng hơn là các bạn có thể hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, khiến tác phẩm gần gũi hơn chứ không chỉ là đọc bài suôn rồi phân tích một cách khô khan nữa. Đây là một cách học hay mà em nghĩ các thầy cô nên áp dụng thường xuyên hơn", Thiên Ân chia sẻ.

hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van
hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van

Về cảm xúc khi là người chiêm ngưỡng và thưởng thức sản phẩm do chính học trò của mình dựng, cô giáo Quỳnh Anh bày tỏ sự vui mừng: "Nếu có chỗ cho sáng tạo thì mình sẽ phát hiện ra học trò làm đc nhiều lắm, khi học sinh đc phá bỏ một giới hạn thì sẽ có rất nhiều điều hay ho. Khi ấy mình thấy môn Văn thực sự sẽ sống được với các em.

Lựa chọn hình thức tiếp cận bằng kịch là cách giúp các em nhớ được những dẫn chứng quan trọng của tác phẩm. Khi các em đóng rất nhập vai như vậy thì chính các em sẽ hiểu thực sự cảm xúc của nhân vật đã trải qua như thế nào. Bởi tác phẩm là những chuyển biến trong tâm trạng của các nhân vật. Chính các em sẽ đồng cảm, khóc cười cùng nhân vật. Vậy thì lúc đó Chí Phèo, Thị Nở sẽ gần gũi hơn, sẽ đời hơn", cô giáo Quỳnh Anh chia sẻ.

hoc sinh sai gon nau chao hanh hoa chi pheo trong gio hoc van Nữ sinh hát bài 'Sóng' giúp cả lớp thuộc làu ngay trong tiết học

Giọng hát mượt mà của nữ sinh này kết hợp với giai điệu du dương của bài hát được phổ nhạc từ bài thơ cùng ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.