Học viện Tòa án không tuyển thí sinh nữ trên 60kg: 'Nên thay bằng đánh giá tiêu chí cơ thể BMI'

Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật, qui định thí sinh nữ nặng quá 60 kg không được thi tuyển vào Học viện Tòa án là không phù hợp và rất khó được xã hội đồng tình.

Trong công văn 97/TANDTC-HVTA hướng dẫn công tác sơ tuyển của Học viện Tòa án năm 2019 đã nêu ra một số tiêu chuẩn về cân nặng và chiều cao đối với thí sinh. Các thí sinh phải có sức khoẻ để học tập và đáp ứng điều kiện như: Nữ cao từ 1,55 m, nặng từ 45 -  60 kg; Nam cao từ 1,6 m, nặng từ 48 - 80 kg...

"Đủ tiêu chuẩn thi tuyển nhưng khi vào học tại trường cân nặng tăng lên thì sao?"

Trước qui định tuyển sinh của Học viện Tòa án, một số sinh viên ngành Luật bày tỏ nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này.

Nguyễn Thị Minh Anh (sinh viên năm 4, ĐH Luật TP HCM): "Theo em nghĩ nên đổi mức cân nặng là 65kg thì hợp lí hơn. Bởi mặt bằng chung sẽ tạo ra một đội ngũ ngoại hình đẹp, tạo động lực cho bản thân người mập giảm cân. Tuy nhiên, điều này cũng lấy đi cơ hội của nhiều người có năng lực và nguyện vọng vào trường".

Phùng Kim Anh (sinh viên năm 4, ĐH Luật TP HCM) lại cho rằng: "Em cảm thấy qui định này rất bất cập. Nếu qui định về độ hài hòa của cơ thể thì sao không áp dụng chỉ số cơ thể BMI? Như vậy có thể có bạn nữ cao trên 1m7 nặng hơn 60kg. Vậy cũng đâu có đạt qui định xét tuyển.

Học viện Tòa án không tuyển thí sinh nữ trên 60kg: Nên thay bằng đánh giá tiêu chí cơ thể BMI - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nên thay khoảng cân nặng và chiều cao bằng đánh giá tiêu chí cơ thể BMI. Như vậy, yêu cầu về tuyển sinh sẽ bớt đi phần bất cập".

Sinh viên Lê Kiều Ngọc Trân (ĐH Luật TP HCM) băn khoăn: "Em thấy vô lí quá, chỉ số sức khỏe mỗi người một khác (phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng). Có người trên 60kg nhưng họ cao thì thấy bình thường, còn nhiều người dưới 60kg mà thấp thì nhìn cũng không đẹp.

Chưa kể, nếu các bạn đủ tiêu chuẩn thi tuyển nhưng khi vào học tại trường cân nặng tăng lên thì sao? Sau 4 năm học, ít người vẫn giữ nguyên ngoại hình như ban đầu cả. Rồi lỡ như đến lúc vào học rồi cần cân nặng trên 60 kg thì bị đuổi học ạ? Thế nên, theo em nên bỏ qui định này đi, quan trọng là kiến thức và những gì họ làm được".

Không phù hợp qui định pháp luật hiện hành

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật, công ty luật TNHH Chính Nghĩa Luật (Justice) cho biết: "Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc TAND tối cao. Theo quyết định của Thủ tướng, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho mở mã ngành đào tạo đại học và tuyển sinh.

Vậy nên, các trường có thể qui định các yêu cầu, điều kiện riêng để hướng tới việc lựa chọn thí sinh giỏi, tâm huyết với nghề, nhằm nâng cao chất lượng người học khi ra trường làm việc. Tuy nhiên, các qui định này phải đúng luật và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Học viện Tòa án không tuyển thí sinh nữ trên 60kg: Nên thay bằng đánh giá tiêu chí cơ thể BMI - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật chia sẻ quan điểm về Học viện Tòa án không tuyển thí sinh nữ trên 60 kg.

Theo Luật giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan  hiện nay chưa có qui định nào về tiêu chuẩn câng nặng với mã ngành luật mà Học viện Tòa án đang tuyển sinh", ông Nhật chia sẻ.

Nói thêm về vấn đề này, luật sư Nhật cho hay, mặt khác, Điều 16, Hiến pháp năm 2013 qui định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều 35 hiến pháp cũng quyết định: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

Như vậy, qui định của Học viện Tòa án không tuyển thí sinh nữ nặng trên 60 kg là chưa phù hợp với qui định của pháp luật và sẽ rất khó được xã hội đồng tình.

Học viện tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, cũng là nơi dạy ngành luật như những trường đại học có đào tạo ngành luật nói chung để cung cấp kiến thức cho học viên, tôi nghĩ không nên hạn chế tuyển sinh đầu vào vì những lí do thuộc về ngoại hình như cân nặng, chiều cao …

Đồng thời, học viên của trường khi tốt nghiệp ra trường chưa chắc chỉ hoạt động trong lĩnh vực tòa án. Vì người học luật có nhiều môi trường làm việc rất đa dạng, như là làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Việc tuyển dụng người làm việc thì do cơ quan tuyển dụng lao động đó xem xét quyết định phù hợp với công việc yêu cầu.

Trường ĐH là nơi cung cấp kiến thức cho người học, còn việc họ ra trường đi làm có đúng chuyên ngành họ học hay không là chuyện khác. Ngành luật ra trường có thể đi làm ở nhiều lĩnh vực , doanh nghiệp, tổ chức khác nhau. Cơ quan tuyển dụng sẽ đưa ra các điều kiện phù hợp. Còn việc trường ĐH hạn chế tuyển dụng học viên vì các điều kiện về ngoại hình như chiều cao, cân nặng là chưa phù hợp qui định pháp luật cũng như nhu cầu xã hội.

"Vậy nên, Học viện Toà án điều chỉnh lại qui định chiều cao, cân nặng này, cụ thể là bỏ vì nó không cần thiết và không phù hợp qui định pháp luật hiện hành",  luật sư Nhật cho hay.

Xây dựng Nghị định quy định môi trường giáo dục an toàn, thân thiệnXây dựng Nghị định quy định môi trường giáo dục an toàn, thân thiện Xét tuyển vào ngành sư phạm phải cao từ 1,5 mét trở lên: "Ngành giáo dục cần tài đức hay diện mạo?"Xét tuyển vào ngành sư phạm phải cao từ 1,5 mét trở lên: 'Ngành giáo dục cần tài đức hay diện mạo?' Giáo sư Harvard: Khoảng 2000 trường cao đẳng, đại học Mỹ sắp phá sảnGiáo sư Harvard: Khoảng 2000 trường cao đẳng, đại học Mỹ sắp phá sản
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.