Tết truyền thống của người Việt được đúc kết trong câu nói "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Năm nào cũng vậy vào những ngày Giáp Tết, Hội chữ Xuân được diễn ra tại Văn Miếu Quốc Tử Giám như một nét đẹp rất riêng chẳng thể thiếu.
|
Ảnh: Anh Vân |
Tết truyền thống của người Việt được đúc kết trong câu nói "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Năm nào cũng vậy vào những ngày Giáp Tết, Hội chữ Xuân được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám như một nét đẹp rất riêng chẳng thể thiếu.
Nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa của tầng lớp thanh thiếu niên học sinh, sinh viên và người dân Hà Nội. Đồng thời đáp ứng nhu cầu “xin chữ” đầu Xuân và phát huy nghệ thuật thư pháp của người Việt. Chính vì vậy, trong những ngày đầu của Hội chữ Xuân đã nhanh chóng thu hút rất đông du khách ghé đến tham quan và xin chữ.
|
Thời gian hoạt động của hội sẽ diễn ra từ ngày 21/1 đến 11/2 (tức 24 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng âm lịch), từ 8h30 - 20h hàng ngày. |
|
Hội chữ Xuân năm nay có sự tham gia của 100 ông đồ viết thư pháp Hán - Nôm, chữ Quốc ngữ là thành viên của các câu lạc bộ thư pháp nổi tiếng tại Hà Nội và một số cá nhân của tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 30 tác phẩm thư pháp đặc sắc nhất để trưng bày. |
|
So với mọi năm thì năm nay, các lều chữ của Hội được phân bố đều và tập hợp toàn bộ phía mặt trước Hồ Văn để tránh việc phân tán không đều khách xin chữ. Thêm nữa, các chất liệu làm lều đều được dùng đồng nhất một loại là từ tre, nứa, để mang đến sự gần gũi với nét văn hóa dân gian cổ truyền xưa. |
|
Những tác phẩm xuất sắc được trưng bày ngay tại phía trước mặt của Hồ Văn. |
|
Ngoài một số hoạt động thường niên như: Biểu diễn thư pháp, cho chữ, triển lãm thư pháp. Năm nay Hội chữ Xuân Đinh Dậu còn có thêm khu vực làng nghề truyền thống trưng bày các sản phẩm làng nghề Hà Nội như gốm sứ, thêu dệt, giấy, tranh dân gian, chạm khắc gỗ, đúc đồng… |
|
Một khung cảnh đồng quê được tái hiện lại trong Hôi chữ Xuân với hình ảnh rất đặc trưng như chiếc xe đạp, rơm rạ, loa phường... |
|
Những khung cảnh được tái hiện lại một cách khéo léo như thế này gợi lên nét đẹp của những năm 1930 - 1940. Điều này giúp du khách đến tham quan sẽ hiểu hơn về đời sống sinh hoạt và văn hóa của người Việt xưa. |
|
Khu vực tranh dân gian. |
|
Khu vực trò chơi dân gian nặn tò he. |
|
Các em thiếu nhi sẽ được trải nghiệm vẽ tranh “Cùng bé sáng tạo - khám phá tranh Tết” và những khu vực trò chơi dân gian như nặn tò he, vẽ tranh, ô ăn quan... Những hoạt động này đều mang đến nét mới cho Hội chữ Xuân năm nay, là điểm đến thu hút của nhiều nhóm du khách. |
|
Khu vực làng nghề truyền thống chạm khắc gỗ. |
|
Tại các lều luôn nhộn nhịp du khách ghé đến tham quan và xin chữ. |
|
Khi xin chữ bạn sẽ được các ông đồ giải thích ý nghĩa của từng chữ để bạn lựa chọn được những chữ ưng ý nhất với mình. Bên cạnh đó, tranh sẽ được đóng dấu theo mệnh tuổi của từng người. Và đặc biệt bạn sẽ được tặng một món quà nhỏ để làm kỷ niệm. |
|
Đêm 30 Tết âm lịch, Hội chữ sẽ hoạt động đến tận 2h sáng ngày hôm sau để phục vụ nhu cầu xin chữ của du khách. Các ngày mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch, hội chữ hoạt động đến 22h. |