Hơn 20.000 người mang vi rút lao chưa được phát hiện bệnh

Trong những năm gần đây, tỉ lệ người tử vong vì bệnh lao tuy có giảm sút nhưng nước ta vẫn đứng thứ 14/30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Hiện nay có hơn 20.000 người mang trong mình vi rút lao nhưng chưa được phát hiện bệnh.
 
hon 20000 nguoi mang vi rut lao chua duoc phat hien benh Bệnh lao sinh dục nữ khiến nhiều phụ nữ không thể có con
hon 20000 nguoi mang vi rut lao chua duoc phat hien benh Phụ huynh cần cảnh giác để phòng tránh và điều trị bệnh lao ở trẻ em

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là trực khuẩn Koch. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở phổi (85 – 90%) nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết (lao hạch), hệ tuần hoàn (lao kê) hay hệ niệu dục, xương khớp và da. Lao phổi là căn bệnh lây lan chứ không theo di truyền.

hon 20000 nguoi mang vi rut lao chua duoc phat hien benh
Bệnh lao hình thành do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là trực khuẩn Koch. (Ảnh: Bhavanajagat)

Các chuyên gia y tế cho biết, trực khuẩn lao có chủ yếu ở những bệnh nhân mắc lao phổi. Những bệnh nhân này thường có những “hang lao”, tức là các lỗ thủng trong phổi, nơi đó chứa rất nhiều vi trùng lao. Một hang lao có đường kính trung bình 2 cm và chứa khoảng 100 triệu vi trùng.

Thông thường, vi khuẩn lao sẽ phát tán ra ngoài khi một người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi… rồi sau đó những người đứng gần hít phải và bắt đầu có vi trùng gây bệnh. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể tấn công đến hệ bạch huyết và các tạng khác trong cơ thể để gây bệnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mang vi khuẩn lao cũng mắc bệnh lao. Nghĩa là những người khỏe mạnh vẫn có thể có vi khuẩn lao trong người.

Kẻ giết người thầm lặng

Theo báo cáo của GS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương, những năm gần đây số người mắc bệnh lao đang giảm từ 5-6% mỗi năm, số người tử vong vì bệnh cũng đang có xu hướng giảm. Cụ thể, trong hai năm 2015 và 2016, cả nước đã giảm 3.000 người chết vì lao. Nguyên nhân là bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, chủ động phòng ngừa và chữa trị kịp thời.

hon 20000 nguoi mang vi rut lao chua duoc phat hien benh
GS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam)

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù số bệnh nhân đã có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 105.000 - 106.000 người được phát hiện bệnh. Còn lại hơn 20.000 người vẫn chưa được phát hiện. Theo Giáo sư Nhung, đây là “tảng băng chìm” rất nguy hiểm, bởi những người không được phát hiện sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Đồng thời còn là nguồn lây nhiễm bệnh ra cộng đồng, khiến không thể giải quyết bệnh lao dứt điểm được.

Giáo sư Nhung cảnh báo: “Bệnh lao không gây tử vong rầm rộ như tai nạn giao thông hay tai biến sản khoa mà chúng được báo trước, diễn biến một cách âm thầm nên được gọi là kẻ giết người thầm lặng”.

Không nên giấu bệnh

Theo thông tin từ Bộ y tế, khi tiến hành khám sàng lọc tại Hà Nội, số người bị phát hiện dương tính với vi khuẩn lao khá cao. Điều này có nghĩa là rất nhiều người mắc bệnh nhưng không biết hoặc cố tình giấu bệnh. Lý do nhiều người giấu bệnh là vì những rào cản về tư duy và nhu cầu kiếm sống…

hon 20000 nguoi mang vi rut lao chua duoc phat hien benh
Không nên giấu bệnh lao vì nguy cơ tử vong cao. (Ảnh: Báo sức khỏe đời sống)

Không ít người lo sợ nếu mọi người biết mắc bệnh lao thì sẽ gặp khó khăn trong công việc, không được thăng chức hoặc nghiêm trọng hơn là mất việc. Từ đó khiến họ cảm thấy mặc cảm, bị kỳ thị, không dám đi khám và điều trị nên dễ dẫn đến tử vong.

“Mắc lao không có gì phải sợ cả. Chữa là khỏi. Hiện nay chúng ta đã có công nghệ phát triển đột phá. Trước đây khám phải mất 2 tháng mới có kết quả, nay chỉ cần sau 2 tiếng đã biết là loại vi khuẩn gì…”, Giáo sư Nhung khẳng định và cho biết thêm rằng, thời gian chữa bệnh lao hiện nay cũng đã rút từ 6 tháng xuống còn 4 tháng và phấn đấu giảm còn 2 tháng trong thời gian tới.

hon 20000 nguoi mang vi rut lao chua duoc phat hien benh
Thời gian chữa bệnh lao đã được rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 4 tháng. (Ảnh: ViCare)

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương, những nguy cơ khiến mắc lao bao gồm việc thường xuyên tiếp xúc với người bị bệnh, đây là nguyên nhân chính nhất. Ngoài ra, bệnh cũng dễ mắc khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc sống trong các khu chật hẹp như trại giam, phòng trọ… Các yếu tố khác như dinh dưỡng kém, sức đề kháng suy giảm, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, bị đái tháo đường, bị HIV/AIDS cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.

Sẽ chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam đã tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất về Phòng chống Lao, tại Moscow, Liên Bang Nga. Tại hội nghị, GS.TS Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã cùng thông qua Tuyên bố chung Moscow về việc chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Trước đó, từ năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Phòng chống Lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tạo nền tảng để thực hiện chiến lược chấm dứt bệnh lao vào 2030 của WHO. Cụ thể, nước ta đã đặt chỉ tiêu giảm 30% tỷ lệ hiện mắc và giảm 40% tỷ lệ tử vong do bệnh lao trong vòng 5 năm từ 2015-2020.

hon 20000 nguoi mang vi rut lao chua duoc phat hien benh
Phòng tránh bệnh lao là trách nhiệm của tất cả mọi người. (Ảnh: ngaydautien.vn)

Về việc phát hiện sớm bệnh lao, các chuyên gia khuyến nghị người dân nên lưu ý khi có các triệu chứng hô hấp như ho hoặc sốt. Khi có những triệu chứng này thì hãy đến ngay các Tổ chống Lao quận huyện, các cơ sở y tế để được thăm khám, chụp hình phổi và quan trọng nhất là tìm vi trùng lao trong đờm dịch.

Nếu tìm thấy vi trùng lao trong dịch đờm thì bệnh nhân chắc chắn đã mắc lao phổi. Còn trong trường hợp không tìm thấy vi trùng lao thì các bác sĩ chuyên khoa lao sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân những điều cần thiết tiếp theo.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.