HSBC lên kế hoạch cắt giảm 10.000 nhân sự, hàng nghìn lao động ngân hàng sắp mất việc

Giám đốc điều hành của HSBC Holdings đã lên tiếng xác nhận việc cắt giảm 10.000 vị trí nhằm mục đích giảm tải áp lực chi phí lương nhân viên.

Khoảng 10.000 nhân sự HSBC sắp mất việc

Thông tin từ Financial Times, HSBC Holdings đang lên kế hoạch sẽ giảm việc làm, với mục tiêu giảm chi phí cho toàn bộ nhóm ngân hàng. Giám đốc điều hành tạm thời - Noel Quinn, đã lên tiếng xác nhận điều này.

FT bình luận rằng Noel Quinn đang cố gắng "tìm cách tạo dấu ấn của mình đối với ngành ngân hàng".

Kế hoạch này thể hiện rõ nỗ lực đầy tham vọng của Quinn trong việc kiểm soát chi phí vốn ở mức khá cao trong nhiều năm. Số lượng nhân viên bị cho nghỉ việc - khoảng 10.000, là con số khá đáng kể với tổng nhân sự 238.000 người của HSBC.

105715114-1549038082640gettyimages-677310692

Việc HSBC cắt giảm nhân sự được cho là nhằm mục đích giảm áp lực về chi phí nhân sự. (Ảnh: CNBC).

"Trong nhiều năm qua, chúng tôi biết rằng mình cần phải làm gì đó để giải quyết vấn đề chi phí. Thành phần lớn nhất trong bài toán này nằm ở con người. Vì vậy, chúng tôi buộc phải có hành động táo bạo", đại diện công ty lên tiếng giải thích.

"Có một số mô hình rất khó khăn đang diễn ra. Chúng tôi đã tự hỏi tại sao mình cần phải có nhiều người như vậy ở khu vực châu Âu, trong khi lợi nhuận từ đó chỉ bằng một nửa một số vùng ở châu Á".

Cắt giảm việc làm được thực hiện như một phần của kế hoạch mới nhất mà HSBC công bố trong thời gian gần đây, nhằm đối mặt với "môi trường toàn cầu ngày càng phức tạp và đầy thách thức; lãi suất tiền gửi thấp, xung đột thương mại chưa có hồi kết, và vấn đề Brexit vẫn đang diễn biến theo chiều hướng xấu".

Một lượng lớn các nhân sự bị buộc nghỉ việc được thực hiện theo "Dự án Oak" - kế hoạch khuyến khích các giám đốc điều hành và các quản lí thu hẹp đội ngũ của mình. Đổi lại, họ sẽ được cung cấp tiền đủ để trang trải các khoản thanh toán dự phòng.

Nhiều khả năng, HSBC sẽ trả lương cao hơn cho những nhân sự được giữ lại. Phía HSBC từ chối đưa ra bất kì lời bình luận nào.

Lao động ngành ngân hàng liên tục chịu cảnh mất việc

Động lực cắt giảm chi phí của HSBC xuất phát từ việc ngành ngân hàng toàn cầu đang có lãi suất thấp, thậm chí là âm, doanh thu từ các ngân hàng đầu tư đều ở mức yếu.

Hồi tháng 8, Deutche Bank đã sa thải khoảng 18.000 nhân viên, và gọi đó là "cuộc đại tu triệt để". 

Barclays, Sociêt Generale và Citigroup cũng đã tuyên bố cắt giảm việc làm trong năm nay.

Quyết định đến từ HSBC Holdings phát đi khi ông Quinn mới chỉ nhậm chức Giám đốc điều hành tạm thời ít lâu, sau sự ra đi của người tiền nhiệm John Flint, người bị cách chức do không đưa thể đưa ra những quyết định mang tính cách mạng.

FT cho biết ông Quinn là ứng cử viên nội bộ hàng đầu, có khả năng để đảm nhiệm vai trò này, và ông có thẩm quyền đưa ra các quyết định chiến lược lớn.

Việc ông Quinn đang thực hiện với HSBC được cho là "học hỏi" từ kế hoạch của Ewen Stevenson - Giám đốc tài chính của Ngân hàng Hoàng gia Scotland, người từng thành công khi cắt giảm chi phí đáng kể tại nhà băng này.
http___com

HSBC buộc phải thu hẹp đội ngũ nhân sự trong bối cảnh ngành ngân hàng toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức (Ảnh: FT).

Ông Quinn và ông Stevenson đang cùng giải quyết một vấn đề chính tại các ngân hàng, đó là giúp chính những tổ chức tín dụng này tiết kiệm tại 4 mảng hoạt động chính, là phục vụ các tập đoàn đa quốc gia, khách hàng bán lẻ, các cá nhân giàu có và những doanh nghiệp nhỏ.

HSBC có thể sẽ bắt đầu theo dõi tác động của việc cắt giảm chi phí, khi đưa ra báo cáo kết quả hoạt động tại quý III/2019 này.

Ngoài ra, HSBC cũng đang thoái vốn hoạt động bán lẻ của mình tại Pháp. Việc này cũng sẽ giúp giảm đáng kể số lượng nhân sự làm việc tại ngân hàng.

Tuy nhiên, nhiều người cũng tỏ ra nghi ngại rằng, việc cắt giảm nhân sự tại châu Âu có thể khiến HSBC suy nghĩ về việc tăng cường tuyển dụng tại các khu vực tăng trưởng cao tại châu Á, nơi giúp ngân hàng này tạo ra gần 80% lợi nhuận.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.