Hủ tục đào tử thi, cho kết hôn với người chết ở Trung Quốc

Khi người đàn ông trong gia đình qua đời, người dân Trung Quốc sẵn sàng chi hàng trăm nghìn nhân dân tệ để mua thi thể phụ nữ từ những kẻ trộm mộ, để người này không phải sống cô độc dưới suối vàng. 
hu tuc dao tu thi cho ket hon voi nguoi chet o trung quoc Trung Quốc: Gió lốc cuốn vàng mã đốt ngày Thanh minh lên trời
hu tuc dao tu thi cho ket hon voi nguoi chet o trung quoc Võ sư Trung Quốc kéo 7 ôtô bằng hạ bộ
hu tuc dao tu thi cho ket hon voi nguoi chet o trung quoc
Một người phụ nữ đang cầu khấn bên phần mộ người thân dịp Tết Thanh minh. Ảnh: AFP

Tờ Xinhua của Trung Quốc mới đăng bài viết về hủ tục "minh hôn", hay còn được gọi là kết hôn với người chết, và hoạt động của thị trường chợ đen vẫn đang tồn tại ở Trung Quốc. Tại một số ngôi làng, các gia đình vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua thi thể của một người phụ nữ đã chết, để chôn cất cùng người đàn ông đã qua đời để người này không cô độc ở thế giới bên kia.

Trung Quốc cấm hủ tục "minh hôn" từ năm 1949, song nó vẫn tồn tại ở nhiều địa phương thuộc vùng xa xôi hẻo lánh của nước này, đặc biệt tại khu vực miền bắc. Hoạt động buôn bán thi thể có thể trở thành món mồi béo bở cho những tên tội phạm. Họ sẵn sàng đào trộm khi nhiều gia đình trả hàng trăm nghìn nhân dân tệ cho một thi thể.

Theo báo cáo của Xinhua, tính từ năm 2013 đến nay, 27 thi thể nữ đã bị đánh cắp tại Hồng Đồng, tỉnh Sơn Tây. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều, khi một số người không dám báo cáo với chính quyền về trường hợp thi hài của người thân bỗng dưng biến mất.

Trong dịp Tết Thanh minh năm ngoái, Zhang Gainong, một cư dân địa phương, đã chi 180.000 nhân dân tệ để mua thi thể một cô gái trẻ đem chôn cất cùng cậu con trai đã qua đời. Ông thường kiểm tra nơi chôn cất để đảm bảo không có sự xáo trộn nào và thi thể cô gái bị đánh cắp lần nữa.

Năm 2015, một cư dân khác là Jing Gouzi bỏ 3.000 nhân dân tệ cho một thi thể phụ nữ để chôn cùng người anh trai đã qua đời. Đối với một địa phương mà thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 8.000 nhân dân tệ, hủ tục này có thể là một gánh nặng tài chính lớn với nhiều gia đình.

"Chúng tôi tôi nói có thể làm một tử thi giả, nhưng nhiều người già trong làng không đồng ý. Họ nói đó sẽ là tiền lệ xấu cho con cháu sau này", Xing Xueli, vợ của Jing, cho hay.

Từ năm 2012, các tòa án hình sự Trung Quốc đã xử lý hơn 40 vụ việc liên quan đến "hôn minh", theo dữ liệu trực tuyến về phán quyết của tòa án.

Tháng 12 năm ngoái, tòa án ở Hồng Đồng từng khép tội hai người đàn ông vì "xúc phạm tử thi". Theo tài liệu, Qiao Yuxi đã bán thi thể một phụ nữ cho một dân làng với giá 8.800 nhân dân tệ, cho người môi giới tên Zhang Jianwei. Đổi lại, Zhang nhận mức hoa hồng 2.100 nhân dân tệ.

Để ngăn chặn những kẻ săn trộm mộ, một số người dân còn canh mộ của người thân hàng tuần trời, xây mộ bằng bê tông, thậm chí xây mộ bên trong ngôi làng.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.