Huawei càng mạnh hơn khi đối diện với lệnh cấm của Mỹ

Rất lâu trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cấm Huawei tiếp cận công nghệ của Mỹ, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đã đổ tiền vào công tác nghiên cứu, để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ.

Nhà sáng lập Huawei nói rằng thay vì công ty bị bóp méo, sự kìm kẹp trong việc xuất khẩu đã biến Huawei thành một đối thủ khó chơi, khi ép các nhà quản lí của công ty này phải tập trung các nguồn lực vào những sản phẩm quan trọng nhất của họ.

Tuy được ít người Mỹ biết tới, Huawei Technologies Ltd. là thương hiệu số hai về điện thoại thông minh trên thế giới, và là nhà sản xuẩt các thiết bị chuyển mạch là trái tim của các mạng lưới điện thoại. Những thiết bị của công ty này được 45/50 hãng điện thoại toàn cầu sử dụng.

Huawei càng mạnh hơn khi đối diện với lệnh cấm của Mỹ - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi.

Huawei là nhà tiên phong trong thế hệ mạng tiếp theo hay viễn thông, 5G. Công ty này cam kết không chỉ nâng cao tốc độ truy cập internet mà còn hỗ trợ xe tự lái nhà những ứng dụng tương lai khác.

Điều đó khiến cho phương Tây quan ngại về mặt an ninh và biến 5G thành lĩnh vực nhạy cảm về mặt chính trị. Mỹ tuyên bố công ty này có thể đang hỗ trợ hoạt động tình báo của Trung Quốc, Huawei thì phủ nhận điều này mà các quan chức Mỹ thì cũng không đưa ra được bằng chứng này.

Huawei cần tới một số phát minh của Mỹ, đặc biệt là những dịch vụ mà Google cung cấp trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android. Nhưng những chuyên gia công nghiệp nói rằng công ty này càng ngày càng gia tăng sự ổn định sau khi chi 485 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 65 tỉ USD) vào nghiên cứu và phát triển trong một thập kỷ vừa qua.

Bengt Nordstrom thuộc Công ty Nghiên cứu Dòng chảy phương Bắc tại Stockholm nói rằng: "Họ có một chiến lược để trở nên hoàn toàn độc lập với công nghệ Mỹ. Và trong rất nhiều lĩnh vực họ đã độc lập".

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà sáng lập Huawei vào năm 1987, ông Nhậm Chính Phi đã tỏ rõ rằng mình hiểu doanh thu điện thoại sẽ hạ xuống, nếu sự tiếp cận của Huawei với công nghệ - như các dịch vụ của Google cho điện thoại thông minh bị gián đoạn bởi Bộ Thương mại Mỹ liệt Huawei vào "danh sách các thực thể" cần phải có giấy phép của chính phủ để mua công nghệ của Mỹ.

Ông Nhậm Chính Phi và các quan chức của công ty dự đoán doanh thu về mặt điện thoại sẽ giảm từ 20 tới 30 tỉ USD so với 2 năm qua nhưng Huawei vẫn sẽ tồn tại. Ông Nhậm nói rằng: "Khi danh sách được đưa ra, họ hi vọng rằng Huawei sẽ bị hủy diệt... Nhưng Huawei không chỉ không bị tiêu diệt, công ty sẽ còn hoạt động tốt hơn".

Ngày 16/5/2019, Huawei bị liệt vào danh sách những công ty bị cấm tiếp cận công nghệ Mỹ nhưng đã lập tức được gia hạn 90 này sau khi các nhà cung ứng vi xử lí và các công nghệ khác của Mỹ cảnh báo việc này có thể khiến họ mất hàng tỉ USD.

Những nhà phân tích công nghiệp nói rằng Intel Corp. và các công ty khác đã được Huawei trả khoảng 12 tỉ USD vào năm ngoái, đã yêu cầu chính quyền của tổng thống Trump cho phép tiếp tục bán hàng cho Huawei.

Huawei càng mạnh hơn khi đối diện với lệnh cấm của Mỹ - Ảnh 2.

Mỹ đang vận động các nước không sử dụng các sản phẩm của Huawei, cấm phát triển mạng 5G sử dụng công nghệ của công ty này.

Cú đòn tiềm năng lớn nhất của Mỹ với Huawei có thể là việc công ty này mất đi quyền sử dụng dịch vụ của Google. Đây là những dịch vụ cơ bản trên điện thoại có nền tảng Android.

Huawei vẫn có thể sử dụng Android vì đây là hệ điều hành mã nguồn mở, nhưng sẽ mất đi các ứng dụng như âm nhạc, bản đồ... Điều sẽ gây khó khăn cho công ty khi cạnh tranh với Samsung - thương hiệu số 1 về điện thoại thông minh hiện nay.

Samm Sacks, chuyên gia về chính sách số của Trung Quốc tại tổ chức nghiên cứu New America cho biết: "Không ai muốn bỏ tiền ra mua một chiếc điện thoại Huawei cao cấp nếu nó không có bản đồ, Youtube hay Google Play".

Ông Nhậm Chính Phi nói rằng ông muốn tiếp tục sử dụng Android và làm việc với các nhà cung cấp của Mỹ. Nhưng với phương án dự phòng, công ty đã ra mắt hệ điều hành HarmonyOS vào tháng 8, đồng thời tuyên bố trong những ngày tới điện thoại Android có thể chuyển sang hệ điều hành mới nếu cần thiết.

Huawei với doanh số 107 tỉ USD vào năm ngoái, cũng đã giành 100 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 15 tỉ USD) vào công tác nghiên cứu và phát triển năm ngoái, nhiều hơn cả Apple hay Microsoft. Họ có 76.000 kĩ sử và các nhà nghiên cứu trong các trung tâm ở khắp nơi tại nam Trung Quốc, Silicon Valley, Nga, Bangalore (Ấn Độ) và các trung tâm công nghiệp khác.

Nhà phân tích của Forrester, Charlie Dai nói rằng, Huawei đang "nhanh chóng xây dựng sức mạnh" trong công tác nghiên cứu và phát triển. Trong một cuộc phỏng vấn với AP, ông Nhậm Chính Phi cũng chào hàng với Washington: Để làm giảm nỗi lo về an ninh, Huawei sẽ cung cấp giấy phép về công nghệ 5G cho các nhà phát triển Mỹ.

Huawei càng mạnh hơn khi đối diện với lệnh cấm của Mỹ - Ảnh 3.

Doanh thu của các nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông.

Ông Nhậm cũng nói: "Tôi mở ra khả năng bán và chuyển giao công nghệ 5G cùng các kĩ thuật về sản xuất sản phẩm cho những công ty Mỹ".

Điều này ít có khả năng xảy ra, với áp lực của Washington muốn các hãng điện thoại phải rời xa Huawei. Nhưng nó cũng làm gia tăng sự hiện diện của Huawei trong lĩnh vực 5G, tạo ra nhu cầu về phí bản quyền công nghệ cùng nhu cầu đối với các sản phẩm của công ty.

Toàn cầu đang chống lại sự dụ hoặc của Huawei và công ty này đang cố gắng thuyết phục Châu Âu cùng các chính phủ khác rằng tuyên bố của Mỹ về rủi ro an ninh khi sử dụng công nghệ của công ty là không có cơ sở.

Washington đã vận động các chính phủ châu Âu loại bỏ Huawei trong việc phát triển mạng lưới 5G nhưng Đức, Pháp và Ireland tuyên bố họ không có kế hoạch để cấm bất cứ nhà cung cấp nào. Trước đó, Huawei cũng phải đối mặt với những đơn kiện họ đã sao chép công nghệ từ những nhà công nghiệp hàng đầu.

Huawei đã bị tạm cấm tiếp cận công nghệ Mỹ sau khi Cisco cáo buộc công ty đã copy phần mềm qua router của Cisco. Nhưng các chuyên gia công nghiệp cho hay, Huawei đang bắt kịp các nhà phát triển phương Tây. Huawei nói rằng kể từ 2015, họ đã kiếm được 1,4 tỉ tiền giấy phép bản quyền từ các công ty khác sử dụng công nghệ của họ.

Cùng với Ericsson và Nokia, Huawei là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu trong việc phát triển các thiết bị mạng hỗ trợ 5G. Công ty tuyên bố kể từ 2009, họ đã đầu tư 4 tỉ USD để sản xuất thiết bị của riêng mình mà không sử dụng công nghệ của Mỹ. Ông Nhiệm Chính Phi nói rằng: "Đó hầu như hoàn toàn là nền tảng riêng của chúng tôi".

Huawei cũng là một trong số hàng trăm công ty đang chế tạo điện thoại và các thiết bị 5G khác, khiến họ trở thành một đối thủ duy nhất đứng trên cả 2 thị trường: điện thoại và mạng 5G. Bengt Nordstrom nói rằng: "Họ có vị trí rất tốt để phát triển 5G, ít nhất là ở cùng mức độ với các đối thủ của họ".

Huawei càng mạnh hơn khi đối diện với lệnh cấm của Mỹ - Ảnh 4.

Điện thoại Mate 20 X 5G của Huawei.

5G được phát triển để mở rộng các mạng lưới viễn thông nhằm hỗ trợ xe tự lái, robot sản xuất trong nhà máy, các nhà máy sản xuất điện nguyên tử, các thiết bị y tế và ứng dụng khác... Những lĩnh vực này, kèm theo việc gia tăng sử dụng mạng để kết nối máy bay chiến đấu cùng các thiết bị phần cứng quân sự khác làm gia tăng cái giá tiềm tàng phải trả cho an ninh và sự nhạy cảm về chính trị của mạng 5G.

Vào tháng 8, Huawei đã bán điện thoại thông minh Mate 20 X tại Trung Quốc, và quảng cáo nó là điện thoại 5G đầu tiên. Điện thoại sử dụng vi xử lí Kirin 980 và Balong 5000 từ công ty chi nhánh HiSilicon thay vì vi xử lí của Qualcomm và Intel như trước đây. HiSilicon cũng chế tạo vi xử lí Kirin cho điện thoại thông minh tầm thấp cho người dùng cuối và vi xử lí Kunpeng cho máy chủ.

Huawei sẽ đưa dòng vi xử lí Ascend dành cho trí tuệ nhân tạo vào tháng 10. Hãng cũng đưa ra vi xử lí 310 dành cho xe tự lái hay loại vi xử lí mạnh hơn là 910 dựa trên thiết kế từ nhà thiết kế vi xử lí Anh quốc Arm Ltd.

Vào tháng 7, Arm thông báo họ sẽ cắt mối liên hệ với Huawei bởi đang thực hiện một số nghiên cứu tại Mỹ. Điều này phản ánh rõ thách thức với Huawei: phải tìm kiếm những nhà cung cấp không có liên hệ với Mỹ.

Arm viết trong một email rằng họ "đang liên lạc một cách tích cực" với Bộ Thương mại Mỹ về mối liên hệ giữa mình và Huawei.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (13/4 - 19/4): Sắp khởi công nhiều cao tốc ở Bình Dương và Thái Bình
Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tiền khả thi cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành; sắp khởi công cao tốc CT 08 đoạn qua Thái Bình và cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Dương... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.