Khaisilk nói chủ yếu thu mua lụa ở làng nghề Nha Xá, người dân nói không

Chủ thương hiệu lụa Khaisilk thừa nhận 50% nhập ngoại, 50% còn lại nhập ở làng nghề Việt Nam, trong đó chủ yếu ở Nha Xá (Hà Nam). Tuy nhiên khi PV về ghi nhận thực tế lại khá bất ngờ.
khaisilk noi chu yeu thu mua lua o lang nghe nha xa nguoi dan noi khong

Người dân cho biết, 5 năm trở lại đây không thấy Khaisilk thu mua lụa ở Nha Xá

5 năm trở lại đây không thấy Khaisilk thu mua lụa?

Vụ lùm xùm thương hiệu Khaisilk bắt đầu khi khách hàng tố có tới 2 nhãn mác của thương hiệu này, một là "Made in China" và một là "Made in Vietnam". Ngoài ra, khách hàng còn phát hiện dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ “Made in China”.

Sau đó, doanh nhân Hoàng Khải, Chủ thương hiệu Khaisilk, đã thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc suốt 30 năm và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Đồng thời cho biết, nguồn tơ lụa trong hệ thống Khaisilk là nhập khẩu 50%, 50% còn lại là nhập từ làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó, chủ yếu là làng nghề Nha Xá (Hà Nam).

Người dân làng lụa Nha Xá

Trước thông tin Khaisilk nhập hàng tơ lụa chủ yếu ở Nha Xá (Hà Nam), ngày 27/10, PV đã tìm về làng nghề tơ lụa Nha Xá để ghi nhận thông tin. Đa số người dân khá bất ngờ trước thông tin Khaisilk nhập hàng chủ yếu tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Bích (54 tuổi, ở làng Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam), người 30 năm sản xuất lụa truyền thống tại xã cho biết: “Tôi cũng có nghe thông tin ông chủ Khaisilk trả lời trên báo chí, phát cả lên loa của xã là mua lụa ở làng Nha Xá chúng tôi. Thế nhưng thực tế là không phải, trước đây từ những năm 1990 Khaisilk có mua lụa ở đây nhưng thông qua anh Trọng, người hay thu gom lụa của người dân trong làng rồi bán cho Khaisilk. Đến khoảng 5 năm trở lại đây, thì tôi thấy Khaisilk không thu mua lụa ở đây nữa”.

khaisilk noi chu yeu thu mua lua o lang nghe nha xa nguoi dan noi khong

Người dân làng Nha Xá đang phơi tơ lụa

Theo bà Bích, làng Nha Xá làm lụa truyền thống từ xưa đến nay, những ai đặt hàng thì người dân mới làm, mọi nguyên liệu để quay và dệt ra thành phẩm đều là hàng thật 100% có muốn làm giả cũng không làm được vì máy móc ở đây toàn thủ công.

Chia sẻ về mức giá một chiếc khăn bán giá nhập bà Bích cho hay: “Khăn nhà tôi ở đây bán giá gốc là 100 nghìn đồng/chiếc. Còn nhập sang nước ngoài, khách đặt sang Mỹ và Canada thì có giá 54 đô la, rơi vào khoảng hơn 1 triệu đồng tiền Việt Nam”.

Bà Bích chia sẻ về làng lụa

Khaisilk mua lụa ở đây vài năm nay gần như là không có hoặc không đáng kể

Tương tự như với bà Nguyễn Thị Bích, ông Tuấn một người dân sản xuất lụa tại làng Nha Xá cũng khẳng định gia đình ông chưa bao giờ bán hàng cho Khaisilk.

“Trước đây, có một người làm lụa của làng chuyên bán cho cửa hàng lụa ở phố Hàng Gai, họ bán khoảng 20 năm gì đó. Mấy năm nay số lượng họ bán ra ít hơn và 5 năm trở lại đây họ dường như không nhập nữa mà nghe nói lấy hàng từ Lâm Đồng”, ông Tuấn nói.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Quảng (Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha xá) cho biết, hiệp hội không quản lý được tất cả các sản phẩm tơ lụa mà do các hộ sản xuất tự tìm đối tác.

khaisilk noi chu yeu thu mua lua o lang nghe nha xa nguoi dan noi khong

Bà Bích cho biết lâu lắm không thấy Khaisilk thu mua lụa

“Lụa Nha Xá có từ bao đời nay, tạo nên thương hiệu lụa cho địa phương. Theo tôi được biết, trước đây cũng có người kinh doanh bán tơ lụa cho ông Hoàng Khải nhưng chỉ là phần nhỏ. Còn các hộ sản xuất ở làng bán ra thị trường chủ yếu ở Sài Gòn, Hội An (Quảng Nam), Hà Đông hay xuất khẩu đi nước ngoài”, ông Quảng thông tin.

khaisilk noi chu yeu thu mua lua o lang nghe nha xa nguoi dan noi khong

Người dân vừa nhuộm màu tơ lụa xong

Nhắc đến một hộ kinh doanh trong làng hay cung cấp lụa Nha Xá cho Khaisilk ông Quảng cho hay: “Lượng tơ lụa Khaisilk mua ở đây vài năm nay gần như là không có hoặc có cũng không đáng kể, chỉ có người bán trực tiếp cho Khaisilk mới biết”.

Ngoài ra, ông Quảng cho biết thêm, việc Tập đoàn Khaisilk thừa nhận nhập hàng Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi khách hàng vì hoán đổi tem mác rồi bán giá “cắt cổ” để thu lợi nhuận khiến người dân làng nghề không thể chấp nhận được.

khaisilk noi chu yeu thu mua lua o lang nghe nha xa nguoi dan noi khong

Mỗi chiếc khăn như này nhà bà Bích bán giá nhập 100 nghìn đồng

“Tôi mong cơ quan chức năng làm rõ hơn để trả lại công bằng cho người dân làng nghề vì chúng tôi ở đây sản xuất tơ lụa rất vất vả mới có được thành quả, lợi nhuận thu lại không cao. Hiện làng tôi có 150 hộ sản xuất tơ lụa với gần 400 máy dệt”, ông Quảng bày tỏ mong muốn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.