Khan hiếm thịt trầm trọng, người Trung Quốc đua nhau nuôi giống heo to như gấu Bắc cực, nặng đến 500 kg

Những con heo nặng đến 500 kg, trông như một con gấu Bắc cực đang phủ sóng khắp các trang trại ở Trung Quốc trước tình trạng khan hiếm thịt heo trầm trọng.

Trong một trang trại ở vùng phía Nam của Trung Quốc, người ta dễ bắt gặp những con heo rất to, nặng ngang ngửa một con gấu Bắc cực, theo lời trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng mô tả. 

Trang trại của ông Bàng Thông tại Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, cũng đang nuôi giống heo này.

Giống heo nặng 500 kg/con là thành phẩm của đợt lai tạo giống để có được những con heo khổng lồ. Khi giết mổ, số lượng thịt của một số con heo có thể bán được hơn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 32,5 triệu). Số tiền này gấp 3 lần thu nhập trung bình hàng tháng ở Nam Ninh.

1000x-1

Cư dân mạng Trung Quốc đua nhau tìm về vùng quê để trải nghiệm heo to như gấu Bắc cực. (Ảnh: Bloomberg).

Ý tưởng nuôi những con heo càng lớn càng tốt trong tình thế hiện nay đã được lan truyền khắp cả nước.

Trong khi đó, ở tỉnh phía Đông Bắc Cát Lâm, giá thịt heo tăng cao đang thôi thúc nông dân thúc cho heo đạt trọng lượng trung bình từ 175 đến 200 kg, nặng hơn nhiều so với trọng lượng bình thường là 125 kg. 

"Nông dân chúng tôi đang muốn nuôi heo sao cho lớn nhất có thể", ông Triệu Hải Lâm, một nông dân nuôi heo trong khu vực chia sẻ với trang Bưu Điện Hoa Nam Trung Quốc.

Xu hướng này không chỉ giới hạn ở các trang trại nhỏ. Các nhà sản xuất lớn ở Trung Quốc như Thực phẩm Uẩn Tư, nhà chăn nuôi heo hàng đầu và Cofco Meat & Bắc Kinh Đại Bội Nông Technology, đều xác nhận họ đang cố gắng tăng trọng lượng trung bình của heo.

"Các trang trại lớn đang tập trung vào việc tăng trọng lượng ít nhất 14%", Lâm Quốc Phát, một nhà phân tích cao cấp của công ty tư vấn Bric Agriculture Group, cho biết.

Trọng lượng trung bình của heo khi giết mổ tại một số trang trại quy mô lớn đã tăng lên tới 140 kg, so với khoảng 110 kg thông thường, ông dẫn chứng thêm. "Điều đó có thể tăng lợi nhuận hơn 30%", ông Phát khẳng định.

19374290-7544315-image-a-10_1570403478206

Heo "siêu to siêu khổng lồ" còn cổng được hẳn một người đàn ông. (Ảnh: Reuters).

Heo "siêu to siêu khổng lồ" đang được nhân giống trong thời kì dịch tả heo châu Phi lan rộng khắp đại lục. Theo một số ước tính, số lượng thịt heo của quốc gia giảm một nửa. Còn giá thịt heo đã tăng vọt lên mức kỉ lục, khiến chính phủ kêu gọi nông dân đẩy mạnh sản xuất để kiềm chế lạm phát.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa cảnh báo rằng tình hình nguồn cung sẽ khan hiếm cực kì nghiêm trọng cho đến nửa đầu năm 2020. 

"Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt heo 10 triệu tấn trong năm nay - nhiều hơn cả nguồn cung có sẵn trên thị trường toàn cầu. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ cần tăng sản xuất trong nước", ông nói.

Trong chuyến thăm gần đây tới các tỉnh chăn nuôi lớn của Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, ông Hoa kêu gọi chính quyền địa phương tiếp tục sản xuất heo càng sớm càng tốt, với mục tiêu cung - cầu trở lại mức bình thường vào năm tới.

Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn cảnh giác về việc tái đàn, vì tâm lí sợ bị tổn thương bởi dịch vẫn chưa dập tắt. Giá heo con và heo nái cũng tăng mạnh, khiến cho chi phí các trang trại trở nên đắt đỏ hơn. Trong tình thế này, trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng cho rằng tăng kích thước heo mà nông dân đang sở hữu có thể là bước đi tốt nhất.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.