Thèm thịt heo, người Trung Quốc đành ăn thịt nhân tạo

Sau đại dịch tả heo châu Phi, các món thuần chay và thịt nhân tạo dần phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng tại Trung Quốc. Thị trường thịt nhân tạo dự kiến đạt hơn 21 tỉ USD vào năm 2025.

Suốt thời gian qua, Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu thịt bò, thịt heo và thịt gia cầm, để bù đắp cho sự suy giảm của đàn heo do dịch tả châu Phi. Hàng triệu cuộc tiêu hủy của quốc gia có đàn heo lớn nhất thế giới đã đẩy giá các loại thịt lên cao, tạo ra hậu quả sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu.

Hành Tinh Xanh, một nhà hàng chay ở Thâm Quyến, là cơ sở đang tìm cách thỏa mãn sự thèm thịt của khách hàng với các món thay thế thuần chay.

Mặc dù có mức giá 88 nhân dân tệ, so với bánh mì kẹp thịt chỉ 10-50 nhân dân tệ luôn sẵn có tại các chuỗi thức ăn nhanh, Hành Tinh Xanh vẫn bán được hơn 10.000 bánh mì kẹp thịt nhân tạo, kể từ khi chúng được thêm vào thực đơn trong tháng này.

Một phụ nữ 20 tuổi vừa ăn bánh mì kẹp thịt thuần chay tại nhà hàng này đã hài lòng và chia sẻ với Asian Nikkei Review: "Tôi đã rất ngạc nhiên khi nếm được vị của nó lại ngon đến như thế. Tôi nghĩ đó là thịt thật đấy chứ!".

20190919141213820_Data

Omnipork có mặt trong hầu hết món ramen thuần chay tại Hong Kong. Thịt nhân tạo đang thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng. (Ảnh: Asian Nikkei Review).

Chuỗi ăn chay Hong Kong Sắc Xanh Cộng Đồng cũng đang kết hợp thêm thịt nhân tạo vào thực đơn của mình. Một trong những món phổ biến nhất tại đây là Hakata Ramen với phần topping được làm từ Omnipork. Đây là loại thịt thay thế có nguồn gốc từ đậu nành, đậu Hà Lan, nấm và gạo. 

Asian Nikkei Review đánh giá loại thịt này gần như không thể phân biệt được với thịt heo thật sau khi nấu chín.

Right Treat, một công ty khởi nghiệp ở Hong Kong, chuyên về thịt nhân tạo, đã dành hơn 2 năm để phát triển sản phẩm. Công ty bắt đầu bán Omnipork cho các nhà hàng ở Hong Kong vào năm 2018, và sản phẩm hiện có sẵn tại khoảng 1.000 địa điểm. Dự kiến, nó sẽ được bán ở Trung Quốc đại lục trong vòng một tháng tới.

David Yeung, người sáng lập Right Treat, cho biết: "Những ông lớn trong lĩnh vực này ở Mỹ như Beyond Meat đã tập trung nghiên cứu rất kĩ vào khẩu vị thị trường phương Tây. Vì vậy, những chiếc bánh mì kẹp thịt của họ rất ngon".

Nghiên cứu kĩ khẩu vị châu Á, công ty này làm ra nhiều sản phẩm từ thịt nhân tạo khác, trong đó có bánh bao. Các sản phẩm này sẽ sớm mở rộng sang các thị trường châu Á khác như Thái Lan, Đài Loan và Nhật Bản. Right Treat sẽ cung cấp Omnipork cho 15.000 doanh nghiệp vào cuối năm tới.

"Chúng tôi sẽ tăng sản lượng bằng cách làm việc với các nhà sản xuất trên toàn thế giới", ông Yeung nói. 

Ông cho biết thêm mình quan tâm đến việc chiếm ưu thế trong bí quyết sản xuất hơn là về cơ sở vật chất và vốn luyến. Ông cũng sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị "nếu họ giúp thúc đẩy các công ty và thực phẩm thân thiện với môi trường lớn mạnh".

20190919141154475_Data

Người sáng lập Right Treat, David Yeung, đang muốn các gói Omnipork có mặt tại nhiều cửa hàng ở Hong Kong. (Ảnh: Asian Nikkei Review).

"Chúng tôi không cố gắng biến mọi người thành người ăn chay. Mục tiêu của chúng tôi là giảm tiêu thụ thịt động vật càng nhiều càng tốt để giảm bớt áp lực cho môi trường", ông khẳng định.

Thịt nhân tạo đã xuất hiện trong một loạt các sản phẩm thực phẩm ở Trung Quốc, bao gồm bánh mì kẹp thịt, bánh bao và mì dan dan. Công ty khởi nghiệp Trân Nhục có trụ sở tại Bắc Kinh, đã ra mắt bánh trung thu với thịt có nguồn gốc từ thực vật trong tháng này. Sản phẩm được phát triển cùng với một công ty bánh kẹo truyền thống ở Thượng Hải.

Sở dĩ, thịt nhân tạo đang bùng nổ như thế là nhờ vào thói quen tiêu thụ thịt ở Trung Quốc. Một người Trung Quốc trung bình hiện ăn 74 kg thịt heo, thịt gà hoặc thịt bò mỗi năm, tăng 30% trong 15 năm qua. Đất nước này đã trở thành một trong những nhà nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới.

Thịt nhân tạo hiện có giá cao hơn khoảng 50% so với thịt thông thường. Nhưng các công ty đang cật lực để thu hẹp khoảng cách này. Right Treat sẽ giảm giá 12% các sản phẩm vào giữa tháng 10 sắp tới.

20190919141009450_Data

Bánh trung thu của hãng Trân Nhục có thịt nhân tạo làm từ thực vật. (Ảnh: Asian Nikkei Review).

Trong khi đó, các nhà cung cấp phương Tây cũng đã bắt đầu để mắt tới thị trường Trung Quốc. Beyond Meat muốn mở rộng doanh số bán hàng trên Trung Hoa đại lục khi hợp tác với công ty Sắc Xanh Cộng Đồng của Hong Kong.

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với thịt nhân tạo thể hiện trên thị trường chứng khoán. Công ty Thực phẩm Yên Đài Song Đáp gần đây liên tục chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng hơn 3 lần so với đầu năm. WH Group, nhà chế biến thịt lớn nhất của Trung Quốc, đã tăng hơn 20%.

Ngay cả người sáng lập Microsoft Bill Gates cũng có cổ phần trong Beyond Meat và đối thủ Impossible Food, trong khi tỉ phú Hong Kong Lí Gia Thành cũng đầu tư vào Impossible Food.

Thị trường thịt nhân tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng 80% lên 21,2 tỉ USD từ năm 2018 đến năm 2025. Các nhà đầu tư trong ngành tin rằng lĩnh vực này, giống như lĩnh vực công nghệ cao, cuối cùng có thể biến thành đấu trường song mã giữa các nhà đầu tư Mỹ và Trung Quốc.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.