Khánh Hòa: Dự án tỉ đô hi vọng cất cánh cho Khu Kinh tế Vân Phong

Ban thường vụ tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận cho phép thu hút một số dự án đầu tư tại khu vực Bắc Vân Phong có qui mô lớn phù hợp với qui hoạch chung của KKT để tạo động lực phát triển cho khu vực này.

Thêm dự án tạo động lực

Ông Hoàng Đình Phi – Trưởng Ban Quản KKT Vân Phong cho biết, thời điểm này, KKT Vân Phong đã có một số dự án tạo động lực cho khu vực như dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong với tổng vốn 2,58 tỉ USD, công suất 1320MW.

nha may dong tau Hyundai vinashin

Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin đang hoạt động tại khu vực Nam Vân Phong là một trong những đơn vị đầu tư vào KKT Vân Phong và đang có hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua. (Ảnh: HVS)

"Sau hơn 10 năm (tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương đầu tư) đến nay đã cơ bản hoàn thành các thủ tục, đang chuẩn bị công tác xây dựng dự án. Theo kế hoạch, dự án dự kiến đi vào vận hành thương mại vào năm 2023.

KKT Vân Phong đang kêu gọi đầu tư 7 dự án KCN trên địa bàn toàn tỉnh. Mới đây, Tập đoàn Becamex Bình Dương muốn vào đầu tư cụm đô thị, công nghiệp tại KCN Nam Cam Ranh với diện tích 500ha nhưng rất khó vì KCN này chỉ đáp ứng được 300ha.

Hay dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong với công suất lọc dầu thiết kế khoảng 10 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến 4,8 tỉ USD cũng đứng bánh vì chủ đầu tư là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) xin ngừng đầu tư.

Đây là dự án công nghiệp có qui mô lớn nhất tại tỉnh Khánh Hòa, là dự án động lực có ý nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa nói chung và KKT Vân Phong nói riêng.

Dự án này khi đi vào hoạt động, sẽ góp phần thực hiện an ninh năng lượng cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời giải quyết về lao động, đóng góp cho ngân sách của địa phương", ông Phi nhận định.

Ngoài ra, tại khu vực Nam Vân Phong, Ban Quản đang tiếp tục tập trung các giải pháp đôn đốc, tham mưu giải quyết những tồn tại đối với các dự án lớn khác, có tính động lực như KCN Ninh Thủy, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong, KDL Dốc Lết Phương Mai ... để tạo sự phát triển lan tỏa và tạo động lực cho khu vực này.

nhiet dien

Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong vừa được khởi công tại KKT Vân Phong. (Ảnh: BQL KKT)

"Ban Quản đang xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn trong và ngoài nước, đặt biệt là các nhà đầu tư lớn quan tâm đến các dự án sử dụng công nghệ cao, điện khí, lọc hóa dầu…

Nhìn chung, tình hình phát triển của khu vực Nam Vân Phong đã có nhiều thay đổi rõ nét, hướng đến trở thành một trung tâm công nghiệp và cảng biển của Tỉnh như qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt", ông Phi cho biết.

Phát triển hạ tầng

Ban Quản KKT Vân Phong cho biết đang đẩy nhanh phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư. Cụ thể, dự án bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, có thể tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT (DWT = 1.016 kg) đang hoàn tất các thủ tục để đi vào hoạt động năm 2019 (phù hợp với qui hoạch được phê duyệt).

Riêng dự án Cảng trung chuyển container, vẫn tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư; ở khu vực Nam Vân Phong, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong (có thể tiếp nhận tàu đến 70.000 DWT), mục tiêu phục vụ cho KCN Ninh Thủy và các khu vực lân cận đã xây dựng xong hạng mục cảng, đang hoàn thiện các hạng mục công trình phụ trợ, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2019.

khu kinh te van phong (3)

Một góc KTT Vân Phong. (Ảnh: Khải An)

"Các cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, kho xăng dầu ngoại quan cũng đã hoàn thành đi vào hoạt động, riêng cảng nhập than của dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong đang trong quá trình xây dựng. Nhìn chung, hệ thống cảng biển của khu vực Vân Phong hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho KKT và khu vực lân cận", ông Phi nhận định.

Ngoài ra, ông Phi cũng cho biết, về hạ tầng giao thông kết nối, ở khu vực phía Bắc, Ban đang triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng đường từ quốc lộ 1A đi Đầm Môn (4 làn đường), dự kiến cuối năm hoàn thành.

Về khu vực phía Nam, có đường quốc lộ 26B, đường tỉnh lộ 1B đã xây dựng xong. Nhìn chung, về cơ bản trước mắt có thể đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa lưu thông bằng đường bộ từ khu vực cảng biển kết nối với đường quốc lộ 1A của quốc gia.

"Tuy nhiên, về lâu dài, khi lưu lượng xe tăng nhiều, đồng thời hầu hết là xe container thì cần có kế hoạch nâng cấp, mở rộng để đảm bảo hiệu quả kết nối tốt hệ thống giao thông nội địa với các cảng biển tại Vân Phong", Trưởng Ban quản KKT Vân Phong cho hay.

Tuy nhiên để thúc đẩy phát triển KKT Vân Phong, Trưởng ban Quản KKT Vân Phong cho biết đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ cho phép thu hút một số dự án đầu tư tại khu vực Bắc Vân Phong có qui mô lớn phù hợp với quy hoạch chung của KKT để tạo động lực phát triển cho khu vực này và đã được chấp thuận.

Hiện, Ban Quản đang triển khai (trước mắt tập trung thu hút đầu tư vào Khu phi thuế quan và khu phát triển công nghiệp Dốc Đá Trắng).

Ngày 6/10, dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) chính thức động thổ sau 12 năm chờ đợi.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 do Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng vốn lên tới 2,58 tỉ USD.

Theo kế hoạch, cả 2 tổ máy với tổng công suất 1.320MW sẽ được hoàn tất xây dựng và đi vào vận hành thương mại trong năm 2023. Mỗi năm, nhà máy dự kiến cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỉ kWh.

Lượng điện này được truyền tải thông qua đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng cho khu vực miền Nam.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.