Đạp xe gần chục km để đi làm, đội hàng tấn cát, đá, xi măng trên đầu nên hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu vì kiệt sức, nhưng nhiều phụ nữ ở ngoại thành Hà Nội vẫn kiên trì bám trụ với nghề đổ bê tông.
'Nghề ăn no vác nặng'
5 giờ sáng, bà Phạm Thị Thuấn ( 57 tuổi, ở thôn Lê Xá, xã Lê Thanh, H. Mỹ Đức, Hà Nội) đã phải dậy để chuẩn bị ăn uống, quần áo đi đổ bê tông, bắt đầu một ngày mưu sinh vất vả ngoài trời.
Bà Thuấn làm nghề đổ bê tông đã được 11 năm, từ cái thời lương chỉ được vài chục nghìn mỗi ngày. Ngày nào cũng như ngày nào, bà đạp xe đạp gần chục km để đi đổ bê tông thuê.
|
Dù nắng chang chang như đổ lửa, nhưng những người đổ bê tông vẫn cần mẫn làm cho tới khi xong việc. Ảnh: Mai Liên |
|
“Làm nghề này mệt lắm. Tôi bị huyết áp cao một hơn năm nay rồi, nhưng vẫn đi làm. Đội cát, đá quần quật cả ngày mới được 170.000 đồng, thỉnh thoảng được nhà chủ tốt bụng thưởng riêng cho mỗi người 50.000 đồng, thay cho bữa cơm trưa”, bà Thuấn chia sẻ.
Theo lời bà Thuấn, làm nghề đổ bê tông, đau đầu, hoa mắt là chuyện thường, đáng sợ hơn là bụi xi măng, cát, đá bay vào mắt, mũi rất dễ bị đau mắt, viêm xoang, rồi khi mang vác những tấm gỗ, không cẩn thận là rơi đè cả vào người.
Bà đã từng bị gỗ đè trong lúc vác gỗ để chuẩn bị đi đổ bê tông, dẫn đến rạn xương ức, lại thường xuyên bị tăng huyết áp, đau lưng, viêm xoang, nhưng bà vẫn tiếp tục đi làm.
“Nhiều người họ cứ khuyên là nghỉ thôi, bị huyết áp mà cứ làm nặng nhọc thế là nguy hiểm lắm. Biết là vậy nhưng tôi không nghỉ được, sáng nào tôi cũng uống thuốc hạ huyết áp và thuốc bổ trước khi đi làm”, bà Thuấn lau mồ hôi rồi nói.
|
Những phụ nữ có sức chịu đựng kém thì khó có thể làm được công việc xúc và đội đá, “phơi mình” dưới nắng như thế này. Ảnh: Mai Liên |
Bà Thuấn cho biết, trước khi bắt tay vào làm việc, phải gập khăn làm nhiều lần, đệm trên đầu rồi đội mũ, thậm chí là lấy bông đệm để khi đội xi, đá, cát đỡ bị đau đầu. “Để ngăn bụi vào mắt, mũi, phải đeo khẩu trang và quàng thêm một lớp khăn bên ngoài, ấy thế mà vẫn không ăn thua, xi măng vẫn dính đầy trong mũi, rửa mấy ngày mới hết”, bà Thuấn kể.
Là người nhiều tuổi nhất trong số những người đi đổ bê tông, nhưng bà Thuấn ít khi nghỉ làm. Bà nói rằng, đi làm mệt nhưng cũng quen rồi, không đi là nhớ, đi làm là cười rúc rích bởi mấy người làm cùng suốt ngày tếu táo trêu nhau là: “làm nghề nhẹ không làm, cứ thích làm nghề ăn no vác nặng, khổ thế cơ chứ”.
Bà Đinh Thị Quý (53 tuổi, ở thôn Lê Xá, xã Lê Thanh) suốt 15 năm đi đổ bê tông để có tiền nuôi 5 đứa con ăn học. Bà là người gắn bó với nghề được nhiều năm nhất trong số những người đi đổ bê tông cùng và thường đảm nhiệm khâu đội đá.
|
Phụ nữ được coi là phái yếu, nhưng những người phụ nữ đổ bê tông họ làm việc không “kém” đàn ông. Ảnh: Mai Liên |
|
Mỗi một chậu đá nặng hơn 20 kg, vậy nên một người không thể tự nâng chậu đá đặt lên đầu. Ảnh: Mai Liên |
|
Mỗi lần đổ đá, cát hay xi măng vào máy trộn, ai cũng phải cúi đầu, để tránh bụi bắn vào mắt. Ảnh: Mai Liên |
|
Đi đổ bê tông, tay người phụ nữ nào cũng đen xạm vì cháy nắng. Ảnh: Mai Liên |
“Đội đá cực lắm, mệt có khi không nâng nổi lên đầu, nhiều lúc đau oằn lưng, đi tiêm hôm trước, hôm sau lại đi làm luôn. Bụi đá bay vào mắt, tối nào về tôi cũng nhỏ thuốc tra mắt”, bà Quý nói vội rồi lại đội đá.
Từ khi đi làm nghề đổ bê tông, khuôn mặt bà Quý đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, làn da cũng trở nên đen xạm và với đôi tay nhăn nheo, đôi chân nẻ xé. “Tối nào tôi cũng rửa chân tay sạch sẽ rồi bôi thuốc mỡ, có lúc lại rửa chanh. Đi làm chân mà ngứa, đau buốt thì đi ủng mà khỏi thì bỏ ra”, bà Quý chia sẻ.
Vì kế sinh nhai
Nghề đổ bê tông nặng nhọc, tốn nhiều lao lực và nhanh mất sức, chỉ phù hợp với đàn ông, nhưng ở thôn Lê Xá, số phụ nữ theo nghề này lại đông hơn cả nam giới.
Bà Đinh Thị Nụ (42 tuổi, ở thôn Lê Xá, xã Lê Thanh) trước khi đi làm nghề đổ bê tông đã bươn trải ở nhiều nơi để mưu sinh kiếm sống, nhưng năm năm trở lại đây lại ở nhà xin đi đổ bê tông, vì có thể trông nom con cái ở gần. “Tuy mệt nhưng được gần con, vất vả cũng quen rồi, ở nông thôn thì chấp nhận lao động chân tay thôi”, bà Nụ chia sẻ.
|
Bụi Xi măng là thứ đáng sợ nhất của những người đi làm đổ bê tông vì khi bay vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Ảnh: Mai Liên |
|
Sau khi đổ xong, họ sẽ dọn dẹp, cho những tấm gỗ lên xe rồi đi về. Ảnh: Mai Liên |
|
Những dụng cụ đổ bê động được “tắm mát” để kết thúc buổi làm việc. Ảnh: Mai Liên |
Bà Nụ cho biết đã có trường hợp một người phụ nữ làm chung với bà đang làm bị tụt huyết áp rồi ngất đi, sau khi uống nước chanh đường mới tỉnh lại.
Những người phụ nữ "mình đồng da sắt" này cho hay, hầu như họ làm việc quần quật quanh năm vì ngày nào cũng có việc để làm, trừ những ngày mưa gió bão bùng.
|
Đôi chân trần của người đổ bê tông lúc nào cũng lấm lem, nẻ xé bởi xi măng, cát, đá. Ảnh: Mai Liên |
|
Dụng cụ đổ bê tông lúc nào cũng được chở đi, chở về bằng chiếc xe công nông. Ảnh: Mai Liên |
|
|
Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, dưới cái nắng gắt, nhưng bà Thuần vui vẫn nở cụ cười, tràn đầy sức sống cho những buổi làm việc sau. Ảnh: Mai Liên |
|
Đôi tay của bà Thuần suốt 11 năm tiếp xúc với xi măng. Ảnh: Mai Liên |
Kết thúc một ngày làm việc, những người phụ nữ lại lọc cọc đạp xe đạp về khi trời đã tối mịt với sự ê mỏi cả người, nhưng họ lại vui vì mình có thêm một ngày lương. Họ cứ làm việc quần quật quanh năm suốt tháng như thế, cũng chỉ vì kế sinh nhai.
XEM THÊM
|
Phụ nữ đừng làm chuyện ấy vào 5 thời điểm này kẻo gặp nguy hiểm
Cho dù có bị chàng lôi kéo đến mức nào, nếu đang ở 5 thời điểm này, chị em chớ dại mà làm "chuyện ấy", ...
|
|
Cuộc sống như 'địa ngục' của những phụ nữ mắc chứng nghiện tình dục
Có ham muốn tình dục quá đà khiến những người mắc phải hội chứng này cảm thấy như đang sống trong địa ngục, tuy nhiên ...
|
|
Có chồng tốt nhưng người phụ nữ quyết ly dị vì 'lệch pha'
Dù chồng tử tế và yêu chiều, người vợ Australia vẫn quyết chia tay bởi không thể chấp nhận cảnh lạnh lẽo phòng the.
|