Trung Quốc ký hợp đồng thịt nhân tạo trị giá 300 triệu USD với Israel | |
Bill Gates đầu tư 17 triệu USD vào dự án nuôi thịt nhân tạo |
Vào ngày 5/ 08/ 2013, miếng thịt bò nhân tạo đầu tiên trên thế giới đã được các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Maastricht của Hà Lan sản xuất thành công. Khi ấy, miếng thịt bò nhân tạo này có trọng lượng là 141gr và nó được sản xuất từ 20.000 sợi cơ thịt bò thật.
(Ảnh: KhoaHoc.tv) |
Khi nhận xét về mùi vị của thịt bò nhân tạo, đầu bếp Richard McGowan, chuyên gia ẩm thực hàng đầu thế giới cho biết: “Tôi đã kỳ vọng miếng thịt sẽ mềm hơn. Nhưng nó khá dai. Nó gần giống với thịt tự nhiên, nhưng chưa đậm vị như thế”.
Tuy nhiên, ở thời điểm ấy giá của một miếng thịt nhân tạo được cho là cao hơn rất nhiều lần so với giá thịt động vật được nuôi và giết mổ thông thường. Trung bình một khẩu phần thịt vừa đủ cho một người sử dụng có giá là 325.000 USD. Việc không đảm bảo về mùi vị cũng như giá thành quá cao khiến cho nhiều người còn khá thờ ơ với các loại thịt nhân tạo.
Và từ năm 2015 đến nay, công ty khởi nghiệp Memphis Meats đã tìm cách giảm giá thành của thịt nhân tạo xuống mức chỉ còn 11,36 USD một phần thịt. Điều này đã khiến cho nhiều người và nhiều quốc gia quan tâm đến loại thịt này hơn. Cụ thể là vào tháng 9/ 2017, Trung Quốc đã mạnh tay chi 300 triệu USD để mua công nghệ sản xuất thịt nhân tạo của Israel.
(Ảnh: spinoff.com) |
Các nhà khoa học cho biết, việc sản xuất thịt nhân tạo thông thường sẽ trải qua 3 bước. Đầu tiên, người ta sẽ phải thu thập các tết bào gốc có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó các tế bào này sẽ được nuôi bằng cách sử dụng một protein để thúc đẩy sự phát triển của các mô. Cuối cùng, chúng sẽ được đặt trong môi trường nuôi cấy, trong lò phản ứng sinh học, có khả năng cung cấp những yêu cầu năng lượng cần thiết.
Trên lý thuyết, nếu quá trình nuôi cấy thịt nhân tạo thành công, con người sẽ không cần phải nuôi gia súc, gia cầm và giết mổ như trước. Thay vào đó là có thể sản xuất thịt nhân tạo vô thời hạn mà không cần đưa ra các tế bào mới từ một sinh vật sống. Các nhà khoa học khẳng định rằng, trong điều kiện lý tưởng, chỉ với 2 tháng là có thể cho ra 50.000 tấn thịt từ 10 tế bào thịt lợn ban đầu.
(Ảnh: Genk) |
Nhiều nghiên cứu cho thấy, so với thịt tự nhiên, thịt nhân tạo sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Vì lượng axit béo omega-3 có thể được bổ sung vào thịt nhân tạo để tốt hơn cho người sử dụng. Đồng thời, do môi trường được kiểm soát chặt chẽ nên thịt nuôi cấy sẽ giảm được nguy cơ hóa chất nguy hiểm như thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm cũng như không làm tổn hại đến động vật.
Các nhà khoa học ở Đại học Oxford và Đại học Amsterdam cho biết, thịt được nuôi cấy chỉ phát thải khí nhà kính khoảng 4% và giảm nhu cầu năng lượng đến 45%, trong khi đó, hiện nay chăn nuôi gia súc, gia cầm đang thải ra 18% khí nhà kính trên trái đất.
Những phen điêu đứng vì ăn thịt thiên nga trên thế giới | |
Ăn thịt đúng cách chẳng sợ bệnh tim, béo phì, đái tháo đường | |
Nguy hại khôn lường cho sức khỏe khi ăn thịt bò khô giả |