Không chỉ BOT giao thông, nhiều loại 'phí' khác cũng chuyển sang 'giá'

Theo tìm hiểu, không chỉ BOT giao thông mà có tới 16 loại phí khác cũng được chuyển sang giá tại Luật Phí và lệ phí.
khong chi bot giao thong nhieu loai phi khac cung chuyen sang gia
Không chỉ BOT giao thông, nhiều loại phí cũng đổi sang giá. (Ảnh minh họa)

Liên quan đến thuật ngữ thu giá BOT giao thông đang gây xôn xao dư luận gần đây, chúng tôi đã có trao đổi với đại diện Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.

Theo đại diện Vụ Chính sách thuế, trong Pháp lệnh Phí và lệ phí được Quốc hội ban hành năm 2001 có quy định phí bao gồm cả dịch vụ công do nhà nước cung cấp và phí dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

Theo vị này, để thu hút nguồn lực đầu tư xã hội hóa, Luật Phí và lệ phí do Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015 (hiệu lực từ 1/1/2017) có quy định dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là giá (thu giá).

Vị này cũng lý giải theo Luật Phí và lệ phí thì thu phí đường bộ được chuyển thành thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Luật Phí và lệ phí ban hành ngày 25/11/2015 có nêu rõ:

"1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.

2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này".

Ngoài ra, Luật Phí và lệ phí cũng không có giải thích từ ngữ "giá" và chỉ có Quy định chuyển tiếp tại Điều 24:

"Các khoản phí trong Danh mục phí và lệ phí kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá do Nhà nước định giá theo Danh mục tại Phụ lục số 2 kèm theo Luật này được thực hiện theo Luật giá kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Chính phủ quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quy định giá và hình thức định giá".

Cụ thể, tại Phụ lục số 2 về danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do nhà nước định giá có nêu rõ phí sử dụng đường bộ được chuyển sang giá sử dụng dịch vụ đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.

Tại phụ lục này cũng có 16 loại phí khác được chuyển thành giá như thủy lợi phí, phí trông giữ xe, phí vệ sinh...

khong chi bot giao thong nhieu loai phi khac cung chuyen sang gia
Danh mục sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá.

Liên quan đến việc thu giá BOT, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cũng cho biết phí do HĐND, Quốc hội quyết định.

"Còn giá là do doanh nghiệp cung cấp, mà BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên cần điều chỉnh lại tên gọi cho chính xác.

Từ khi chuyển qua giá, giá sẽ được cân đối theo phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua HĐND quyết nên rất chậm.

Chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều", ông Thể nói.

Tuy nhiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS Nguyễn Sĩ Dũng lại cho rằng "thu giá" thật ra là một "sáng tạo" để lách qua những quy định rất chặt chẽ của Luật Phí và lệ phí.

Điều 6 (Pháp lệnh Phí và lệ phí) Tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí bao gồm: 1 - Cơ quan thuế nhà nước; 2 - Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu phí, lệ phí.
khong chi bot giao thong nhieu loai phi khac cung chuyen sang gia TS Nguyễn Sĩ Dũng: Thu giá là 'sáng tạo' để lách quy định của Luật Phí và lệ phí

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng "thu giá" BOT là một "sáng tạo" để lách qua những ...

khong chi bot giao thong nhieu loai phi khac cung chuyen sang gia ‘Đổi từ thu phí thành thu giá là coi thường tiếng Việt’

Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cảm thấy bất ngờ khi lần đầu tiên nghe thấy khái niệm “thu giá” mà Bộ GTVT đã thay ...

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.