Không còn 'chấp thuận phương án đề xuất của Chính phủ' về 'hình thức đầu tư' Long Thành

Sau khi các đại biểu Quốc hội tranh luận khá gay gắt liên quan đến việc chỉ định thầu cho ACV đầu tư sân bay Long Thành, dự thảo Nghị quyết mới nhất của Quốc hội đã có sự điều chỉnh đáng kể về mặt câu chữ.
sanbaylongthanh_jlnb

Còn rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo sân bay Long Thành sẽ về đích đúng hẹn mà không đội vốn. (Ảnh: TN).

Sau 2 phiên Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lí dự thảo Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1 gửi đến các vị đại biểu.

4 nhóm ý kiến khác nhau được Thường vụ Quốc hội giải trình, chủ yếu xung quanh việc: Quốc hội có chỉ định thầu cho nhà đầu tư không; tính chính xác của tổng mức đầu tư (liệu có đội vốn); tiến độ dự án; và việc Quốc hội có đủ yên tâm ra Nghị quyết khi Hội đồng thẩm định quốc gia còn chưa có ý kiến về hầu hết các yếu tố quan trọng nhất: tổng mức đầu tư, hiệu quả đầu tư, công nghệ… của dự án.

Trong số này, nội dung cốt yếu nhất là làm rõ thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ trong việc lựa chọn nhà đầu tư dự án. Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo lưu quan điểm Quốc hội không chỉ định thầu, vì "luật Đấu thầu đã qui định rõ các hình thức lựa chọn nhà đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ".

longthanh_nfqw

Chi phí đầu tư sơ bộ cho giai đoạn 1 của sân bay Long Thành. (Đồ họa: Hồng Sơn).

Với "đặc thù Long Thành là dự án quan trọng quốc gia có qui mô lớn, phức tạp, phải bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời với bảo đảm quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia", theo lời lẽ trong báo cáo giải trình, tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thiết kế dự thảo Nghị quyết qui định các nguyên tắc về quốc phòng, an ninh, lợi ích của quốc gia, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm tiến độ Quốc hội đã đề ra,... Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, lựa chọn nhà đầu tư.

Do đó, điều khoản "đinh" của dự thảo mới nhất đã có sự khác biệt đáng kể so với dự thảo trước đó.

Cụ thể, nếu dự thảo trước đó "chấp thuận phương án đề xuất của Chính phủ" về "nguồn vốn và hình thức đầu tư"; thì tại dự thảo mới nhất được viết: "Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật bảo đảm quốc phòng, an ninh và lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Quốc gia; bảo đảm sự quản lí của Nhà nước theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và sử dụng cho mục đích quân sự".

Như vậy, dự thảo mới nhất để ngỏ khả năng chỉ định thầu cho Chính phủ, nhưng Quốc hội sẽ bớt "dính líu" vào việc chỉ định thầu này, thay vào đó chỉ quy định mang tính nguyên tắc.

Tuy nhiên, Quốc hội cũng tạo điều kiện cho Chính phủ bằng việc không ghi ràng buộc "không làm ảnh hưởng đến nợ công" vào dự thảo mới, dù có nhấn mạnh việc "không sử dụng bảo lãnh Chính phủ".

Có sự thay đổi này vì ACV là doanh nghiệp có hơn 95% vốn nhà nước, nên kể cả ACV vay nợ không có bảo lãnh Chính phủ, chắc chắn vẫn sẽ ảnh hưởng đến nợ công.

Trong khi đó, ACV dự kiến sẽ phải vay 2,6 tỉ USD trong giai đoạn 1 của dự án, chưa kể đến khoảng 11 tỉ USD khác để thực hiện giai đoạn 2.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.