Không còn chỗ cho các em học, thầy cô rơi nước mắt

“Bom lũ” tràn về bất ngờ trong đêm, không ai kịp trở tay. Trường tiểu học xã Nặm Păm giờ chỉ còn 4 phòng học nứt nẻ, trơ trọi chờ sập, trong khi chỉ gần 1 tháng nữa là ngày khai giảng...
khong con cho cho cac em hoc thay co roi nuoc mat
Trường tiểu học xã Nặm Păm bị lũ cuốn trôi, chỉ còn trơ lại 4 phòng học - Ảnh: HÀ THANH

Điểm trường tiểu học ở bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La (tỉnh Sơn La), sau trận lũ kinh hoàng đêm 2-8, hầu như là một đống đổ nát vương vãi sách vở, bàn ghế. Chỉ còn lại 4 phòng học, nằm choi loi hỗng chân móng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Sơn trường còn chưa nghiệm thu hết...

Cô hiệu phó Lê Thị Thúy xót xa nói với phóng viên Tuổi Trẻ Online: “Xã Nặm Păm có tất cả 4 điểm trường, sau trận lũ chỉ còn lại một điểm, còn lại bị quét sạch. Đây là trường trung tâm, có 23 phòng học bị lũ cuốn trôi hết, giờ chỉ còn lại 4 phòng nứt nẻ. Từ khi xảy ra lũ, chúng tôi vẫn đang túc trực ở đây để nắm bắt tình hình thiệt hại của các em học sinh tại trường để kịp thời giúp đỡ”.

Điều khiến các thầy cô không khỏi nuối tiếc là trường tiểu học Nặm Păm vừa mới được trùng tu, lát toàn bộ gạch ở sân trường, làm mái che mưa cho các em, sơn lại trường để đón năm học mới.

"Sơn trường còn chưa nghiệm thu hết thì đã bị cuốn đi chỉ còn bãi đất trống trơn”, cô Thúy lau nước mắt.

Cô hiệu trưởng Trần Thị Thúy cũng buồn bã: "17 năm xây dựng và phát triển ngôi trường này, trường gần đạt chuẩn rồi vậy mà… Các thầy cô chỉ toàn khóc thôi, chỉ mong sớm cho các em được đến trường”.

khong con cho cho cac em hoc thay co roi nuoc mat
Các phòng học còn sót lại chỉ chực đổ sập - Ảnh: HÀ THANH

Vẫn đến giúp trường bạn

Sau trận lũ kinh hoàng, gần 200 thầy cô trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã vượt suối, vượt đường xa, qua nhiều điểm sạt lở để đến được với thầy cô Nặm Păm động viên, giúp đỡ và chung tay dọn dẹp phòng học, chuẩn bị cho năm học mới.

Thầy Hoàng Lê Nam, trường THCS Hua Trai (Mường La) cho biết 15 thầy cô của trường đã vận chuyển, tiếp tế đồ, dọn phòng học, dọn đất đá tại trường THCS Nặm Păm và trường mầm non Nặm Păm.

Còn thầy Phạm Đình Trung, hiệu trưởng trường THCS Tạ Mú, tâm sự: “Thấy đơn vị trường bạn gặp hoàn cảnh khó khăn thì trường huy động thầy cô đi giúp. Thầy cô nào có sức khỏe, có tinh thần thiện nguyện thì lên đường. Đường sá khó khăn, nhưng mình là hiệu trưởng nên mình muốn giúp trường bạn”.

Bản thân cô Lê Thị Thúy và các thầy cô trường tiểu học Nặm Păm, dù chính trường học của mình đang bị thiệt hại nghiêm trọng, cũng vẫn đến giúp trường THCS và mầm non Nặm Păm.

“Sang năm học mới, các em học sinh tiểu học có thể qua học nhờ ở trường THCS. Ban giám hiệu nhà trường đã trình nhiều phương án để khắc phục tình trạng thiếu lớp học, không để các em không có lớp trong năm học mới”, cô Thúy chia sẻ.

Huy động nhân lực sửa trường

Ông Nguyễn Thành Công, Bí thư huyện ủy Mường La, cho biết huyện vừa họp bàn lên các phương án để khắc phục thiệt hại ở các trường, lớp học trong trận lũ vừa qua.

Trường học nào không bị hư hỏng nặng thì huy động tối đa thầy cô giáo dọn dẹp, sửa sang để sẵn sàng cho năm học mới.

Trường nào đã bị lũ cuốn trôi thì giải pháp trước mắt là huy động bộ đội trong vòng một tuần lắp ghép nhà, phòng học bằng tre cho học sinh, tính toán vị trí để tránh mưa lũ.

Nếu đường đến các trường này thông được thì khẩn trương xây dựng trường lắp ghép, vận chuyển thiết bị giáo dục, bàn học, sách vở đến kịp cho năm học mới.

khong con cho cho cac em hoc thay co roi nuoc mat
Nơi này từng là nhà bán trú, sân trường, nhà bếp của trường - Ảnh: HÀ THANH
khong con cho cho cac em hoc thay co roi nuoc mat
Trong đống đổ nát, vẫn còn vương vãi sách vở của học sinh - Ảnh: HÀ THANH
khong con cho cho cac em hoc thay co roi nuoc mat
Bàn ghế bị nước lũ phá hỏng - Ảnh: HÀ THANH
khong con cho cho cac em hoc thay co roi nuoc mat
Còn sót lại 4 phòng học đầy bùn đất - Ảnh: HÀ THANH
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.