Cấp phép chương trình không cần thỏa thuận quyền tác giả? | |
Đạo văn hay 'trích dẫn chưa chuyên nghiệp'? | |
Bài viết về cải tiến chữ quốc ngữ 'Tiếw Việt' được đăng ký quyền tác giả |
Hiện đã có hai tổ chức đại diện quyền tác giả âm nhạc và quyền liên quan |
Đối đầu hai tổ chức đại diện quyền tác giả âm nhạc
Nhiều nhạc sĩ như Nguyễn Văn Chung, Trần Minh Phi, Hoài An đã lên tiếng cho rằng Sky Music vi phạm bản quyền khi công bố cầm quyền tác giả cũng như quyền liên quan của nhiều bản ghi âm tác phẩm của mình. Các nhạc sĩ này đều đang ủy quyền tác phẩm cho Trung tâm quyền tác giả âm nhạc VCPMC. Về điều này, Sky Music nói: “Những trường hợp đánh dấu cả hai quyền là căn cứ theo hợp đồng giữa Sky Music và bên sở hữu bản ghi, trong đó bên sở hữu bản ghi cam kết có cả 2 quyền và cho phép Sky Music sử dụng”.
Cũng theo Sky Music, đơn vị này đang hợp tác với hầu hết các kho nhạc lớn như Bến Thành Audio, Cát Tiên Sa, Vega... “Các đơn vị này chịu trách nhiệm xử lý mọi khiếu nại đối với quyền liên quan và/hoặc quyền tác giả (nếu có) với các bản ghi cung cấp cho Sky Music”, ông Phạm Hà Anh Thủy, Giám đốc Công ty Sky Music, cho biết. Trong trường hợp bản ghi đánh dấu cả 2 quyền (quyền tác giả và quyền liên quan), tiền thu được từ 2 quyền sẽ trả cho một chủ thể là đơn vị cung cấp bản ghi.
Bản ghi chỉ đánh dấu quyền liên quan, phần doanh thu từ quyền liên quan sẽ chuyển cho đơn vị cung cấp bản ghi, doanh thu từ quyền tác giả trả trực tiếp cho tác giả hoặc thông qua Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc VCPMC. Bản ghi đánh dấu quyền tác giả, doanh thu từ quyền tác giả chuyển trực tiếp cho tác giả ký hợp đồng với Sky Music, doanh thu từ quyền liên quan trả cho ca sĩ.
Mặc dù vậy, phía VCPMC cho biết đã yêu cầu Sky Music cung cấp tài liệu chứng minh các tác phẩm Sky Music cung cấp đều đã được chuyển nhượng quyền tác giả, song không được cung cấp.
Điều đáng nói, hiện tại Sky Music chính là “đối thủ” duy nhất của VCPMC trong việc đại diện quyền tác giả âm nhạc. Nhạc sĩ Phú Quang, sau khi rút không ủy quyền tác giả cho VCPMC, hiện đã ủy quyền toàn bộ bài hát của mình cho Sky Music. Phía Sky Music cũng thông tin hiện họ là đại diện quyền của các nhạc sĩ Phú Quang, Quốc Bảo, An Thuyên.
Nhạc sĩ cần minh bạch
Việc các nhạc sĩ đã tố Sky Music vi phạm bản quyền chưa khép lại. Các bên liên quan chắc chắn sẽ phải ngồi kiểm tra lại các hợp đồng đã ủy quyền mới có thể đưa ra kết luận với từng trường hợp. Tuy nhiên, hiện tại trên thị trường đã có hai đơn vị đại diện quyền tác giả và quyền liên quan với các phương thức làm việc khác nhau.
Cụ thể, với VCPMC, việc ủy quyền được kéo dài trong thời gian 5 năm trừ trường hợp hai bên chấm dứt trước thời hạn theo quy định, hợp đồng hết hạn nếu không thanh lý sẽ tự gia hạn. Tác giả cũng ủy quyền cho VCPMC các tác phẩm mà mình đang sở hữu hoặc đồng sở hữu hợp pháp, khi có tác phẩm mới, tác giả cần phải bổ sung vào danh sách tác phẩm ủy quyền và gửi cho VCPMC. Việc trả tác quyền cho nhạc sĩ của VCPMC đa dạng.
Theo đó, có lĩnh vực được cấp phép dựa trên lượt tác phẩm được sử dụng thực tế (như lĩnh vực biểu diễn, băng đĩa nhạc , quảng cáo, phim ảnh...), có lĩnh vực cấp phép dựa trên diện tích, số lượng ghế, số phòng, quy mô hoạt động (như nhà hàng, quán cà phê, karaoke, siêu thị...), có lĩnh vực cấp phép dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu của từng lượt sử dụng (như nhạc chuông, nhạc chờ, website tải nhạc có thu phí...).
Trong khi đó, Sky Music cho biết, cho phép nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn lựa chọn loại hợp đồng độc quyền hoặc không độc quyền, thời hạn hợp đồng 1 năm hoặc dài hơn tùy mong muốn, phạm vi cấp quyền toàn bộ hoặc chỉ một số tác phẩm cụ thể. Sky Music trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ dựa trên số lần khai thác và đặt bộ đo đếm số lần này. “Việc đo đếm tần suất phát nhạc là phù hợp với xu thế chung thời đại, cũng được quy định cụ thể tại Nghị định 22. Việc đo đếm minh bạch không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo công bằng cho tất cả các nghệ sĩ có tác phẩm được khai thác”, ông Thủy cho biết.
Ông Đặng Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Aibiz, đơn vị sở hữu công nghệ giám sát sử dụng âm nhạc trên truyền hình cho biết trên nguyên tắc, với trình độ công nghệ hiện nay hoàn toàn có thể tạo ra hệ thống tự động đo kiểm số lượt phát các bản nhạc, cả online và offline.
Tuy nhiên, theo ông Long, muốn biết chính xác độ tin cậy của những hệ thống đo kiểm như vậy cần phải có cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền và năng lực công nghệ hoặc những thiết chế hoạt động độc lập tương tự như các đơn vị kiểm toán độc lập. “Cho đến nay các cơ quan nhà nước vẫn chưa tiến hành những việc như thế”, ông Long nói.
Về nguyên tắc, ông Long cho rằng: “Việc so sánh thu theo gói và đầu đếm cách nào nghệ sĩ có lợi hơn, tôi nghĩ thời buổi này nên ứng dụng công nghệ. Việc thu gói có tính chất lịch sử khi trình độ công nghệ chưa phát triển. Thu gói có thể dẫn đến việc tiền thu về không biết trả cho ai. Nếu có các báo cáo ghi nhận tự động từ máy hoặc chủ sở hữu được cấp tài khoản để tự giám sát thông qua hệ thống thì sẽ tốt hơn. Quyền lợi của các bên liên quan sẽ rất rõ ràng”.
Nhạc sĩ Quốc Bảo: 'Tôi và người yêu tôn trọng phần đời riêng của nhau' |