'Không được nghịch, bẩn lắm': Chúng ta đang vô tình ‘hại’ con ra sao?

Sạch quá hóa không hay, trẻ cần được nghịch bẩn để phát triển hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, trang Thestar cho biết.
 
khong duoc nghich ban lam chung ta dang vo tinh hai con ra sao ‘Bí kíp’ của mẹ 4 con nuôi con nhàn tênh mà không hề nheo nhóc
khong duoc nghich ban lam chung ta dang vo tinh hai con ra sao 5 cách dạy con của mẹ Nhật khiến mẹ Tây cũng phải thán phục

Tất nhiên trong các trường hợp như trước và sau khi đi vệ sinh, khi ăn uống, khi ở bệnh viện về, khi tiếp xúc với nguồn bệnh, vẫn cần đảm bảo sự sạch sẽ là rửa tay cẩn thận.

Vấn đề ở đây là, các bố mẹ lại quan trọng hóa việc sạch sẽ đến mức không cần thiết và điều này thực sự không tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

khong duoc nghich ban lam chung ta dang vo tinh hai con ra sao
Trẻ cần được nghịch bẩn để phát triển hệ miễn dịch. (Ảnh: Báo mới)

Nhà vi trùng học Marie-Claire Arrieta, đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng “Let Them Eat Dirt: Saving Our Children from an Oversanitized World” (Tạm dịch: Hãy để trẻ được ăn bẩn, hãy cứu trẻ khỏi thế giới quá sạch sẽ) cho biết: Việc cố gắng loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn siêu nhỏ bằng các loại xà phòng, xà bông, nước rửa diệt khuẩn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

Bà Marie-Claire Arrieta cùng với đồng tác giả cuốn sách - Brett Finlay khiến nhiều người thực sự quan tâm đến việc trẻ đang được nuôi dưỡng trong môi trường quá sạch hơn bao giờ hết. Hai nhà vi trùng học này cho biết việc sạch sẽ quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bệnh dị ứng và cả bệnh béo phì.

“Hãy để trẻ được ăn bẩn”

Khi được hỏi về lý do viết cuốn sách “Hãy để trẻ được ăn bẩn”, bà Marie-Claire Arrieta cho biết bà và đồng tác giả Finley đều là những chuyên gia nghiên cứu về vi trùng, vi khuẩn có trong ruột. Những năm gần đây, các nghiên cứu chúng tôi thực hiện đều chỉ ra rằng các vi khuẩn có trong ruột trong giai đoạn đầu đời rất cần thiết với sức khỏe khi trưởng thành. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu ngoài tư cách là nhà khoa học, còn với tư cách là những người làm mẹ. Chúng tôi cũng có con và nghĩ rằng các bậc bố mẹ khác cần biết đến thông tin hữu ích này.

“Việc lạm dụng quá mức kháng sinh dẫn đến tính trạng kháng kháng sinh và rõ ràng là nó làm suy giảm hệ miễn dịch. Chúng tôi thu thập nhiều dữ liệu, nhiều thông tin từ nhiều cá nhân khác nhau để tìm ra mối liên hệ thực sự giữa vi khuẩn và sự phát triển của hệ miễn dịch trong thời thơ ấu”, bà Arrieta nói.

khong duoc nghich ban lam chung ta dang vo tinh hai con ra sao
Trẻ cần làm quen với vi khuẩn. (Ảnh: Dulichsinhthaibanrom)

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ. Nhưng một khi vi khuẩn xuất hiện, hệ miễn dịch được kích hoạt để làm tốt nhiệm vụ của nó. Nghĩa là nếu không có vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ không thể chống lại viêm nhiễm.

Sự hiện diện của các vi khuẩn này rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chúng tạo ra các các phân tử và các chất tương tác trực tiếp với tế bào của lớp lót trong dạ dày. Không những thế nó còn tương tác với các tế bào miễn dịch ở phía bên kia của lớp lót trong dạ dày. Nhờ vi khuẩn, mà các tế bào được “tôi luyện”. Chỉ khi gặp phải những vi khuẩn này, tế bào miễn dịch mới nhận được tín hiệu và biết phải làm những gì. Sau đó các tế bào trong ruột, dạ dày sẽ có khả năng tự di chuyển đến các bộ phận khác để “rèn luyện” nhiều hơn.

“Chúng tôi cố gắng giải thích tại sao các chứng bệnh dị ứng, béo phì, nhiễm trùng đường ruột và cả tự kỷ lại đang tăng nhanh như vậy. Chúng tôi không đơn thuần giải thích dựa trên yếu tố gen di truyền. Gen di truyền của chúng ta không thể thay đổi nhanh đến như vậy. Các nghiên cứu thực hiện đều chỉ ra rằng việc hạn chế tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn trong những năm đầu đời mà đáng lẽ việc này rất cần thiết cho hệ miễn dịch phát triển chính là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ các bệnh nói trên”, bà Arrieta chia sẻ thêm.

Bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì?

Vậy bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo rằng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột được phát triển và giảm nguy cơ mắc các bệnh trên?

khong duoc nghich ban lam chung ta dang vo tinh hai con ra sao
Đừng quá bao bọc, bảo vệ con và cố cho con sống trong môi trường vô trùng. (Ảnh: Credible Cravings)

Bằng chứng dịch tễ học cho thấy trẻ em lớn lên ở nông thôn có ít nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn. Bằng chứng này nói lên rằng trẻ được sống trong môi trường không sạch sẽ hóa ra lại tốt hơn với hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể nói chung của trẻ. Trẻ con thành phố thường ít được tiếp xúc với chó, mèo và nghịch bùn đất cũng bị cấm đoán triệt để. Bố mẹ nghĩ rằng điều này có thể bảo vệ con nhưng thực chất sạch quá lại hóa không hay.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng làm sạch mọi thứ trong miệng bé sẽ làm tăng nguy cơ hen suyễn. Đồ của em bé ví dụ như ti giả, nếu rơi xuống đất có thể rửa bằng nước máy và để ráo là được. Không nhất thiết phải rửa bằng các loại nước tẩy rửa chuyên dụng. Việc bố mẹ nên làm là cho trẻ được quen dần với vi khuẩn và môi trường tự nhiên, còn việc không nên làm là đừng quá bao bọc, bảo vệ con và cố cho con sống trong môi trường vô trùng. Đó không phải là thương con đâu, là hại con đấy.

khong duoc nghich ban lam chung ta dang vo tinh hai con ra sao 10 ‘căn bệnh quái đản’ trong cách dạy trẻ ở Việt Nam

Dạy trẻ theo cách dạy...thú, phục vụ con một cách mù quáng, coi con là "trang sức" của cha mẹ là một số căn bệnh ...

khong duoc nghich ban lam chung ta dang vo tinh hai con ra sao Cô bé 1 tuổi khiến cộng đồng mạng ‘điên đảo’ vì biết tự đi giày, mặc quần áo

Em bé 1 tuổi này đang khiến cư dân mạng "điên đảo" vì độ dễ thương khi em tự đi giày và mặc áo khoác ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.