Không được nhầm lẫn giữa 'tù tại gia' với 'án treo'

Cần có lộ trình, đồng thời phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng, nếu không phương án "tù tại gia" sẽ tạo kẽ hở cho người phạm tội thoát án tù, đồng thời làm nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

Sáng 14/11, bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) cho rằng cần hết sức thận trọng khi áp dụng hình thức “tù tại gia” .

khong duoc nham lan giua tu tai gia voi an treo
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. (Ảnh: H.V).

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, tù tại gia" là một đề xuất đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay, khi các nhà giam của Việt Nam luôn quá tải.

Đề xuất này cũng phù hợp với Hiến pháp 2013 đề cao quyền con người, việc cải tạo giúp phạm nhân thực sự nhìn được lỗi lầm của mình, sau đó tái hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, để áp dụng cần có lộ trình và cũng cần nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng, đặc biệt nên tham khảo một số quốc gia đã triển khai.

Cũng cần xem xét về tỷ lệ dành cho đối tượng này như thế nào, nếu không sẽ tạo kẽ hở cho những người phạm tội thoát án tù, đồng thời nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

"Nếu không có quy định rõ ràng trường hợp nào áp dụng tù tại gia và trường hợp nào không, thì sẽ gây ra sự nhầm lẫn giữa tù tại gia và án treo.

Tại nước ngoài, đã có nhiều nước áp dụng tù tại gia bằng cách gắn con chip vào tù nhân để theo dõi, không được đi ra khỏi phạm vi cho phép", đại biểu Phong Lan nhấn mạnh.

Do vậy, theo đại biểu Phong Lan, cần giáo dục để không phạm tội, bởi khi đã phạm tội rồi nhiều người mới tỏ ra ăn năn hối lỗi và phạt tù là hình thức trừng phạt đỡ nghiêm khắc nhất.

"Tôi cũng mong mỏi, các trại giam cũng cần đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu, trong đó, đặc biệt là vấn chất lượng y tế tại các trại giam.

Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội, theo quyền con người và tiệm cận với xu hướng phát triển của thế giới thì đây là một đề xuất rất đáng chú ý, cũng có thể khả thi", đại biểu Phong Lan cho biết.

Trước đó, tại thảo luận tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu hình thức "tù tại gia" để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.

Theo đề xuất, hình thức này chỉ nên áp dụng với những tội phạm không nghiêm trọng, như tội như cố ý gây thương tích hoặc vi phạm trong đối xử với bố mẹ, anh em...

Còn với những tội nghiêm trọng về ma tuý, tham nhũng, giết người, tội phạm an ninh quốc gia thì phải đưa vào tù tập trung, cách ly khỏi xã hội.

Theo Tổng kiểm toán, "tù tại gia" không chỉ giúp giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách quốc gia chi cho các tù nhân, mà còn có tác dụng về giáo dục, khiến người vi phạm phải xấu hổ với cộng đồng, làng xóm và gia đình.

Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm cho biết Bộ sẽ tiếp nhận đề xuất của đại biểu Quốc hội về hình thức "tù tại gia" để nghiên cứu.

khong duoc nham lan giua tu tai gia voi an treo Chuyên gia luật: Hình thức 'tù tại gia' làm giảm tính răn đe của pháp luật

Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức "tù tại gia" đưa vào luật Thi hành án hình sự ...

khong duoc nham lan giua tu tai gia voi an treo Nhà tù tư nhân ở Mỹ: Từ 'con gà đẻ trứng vàng' đến 'cơn ác mộng' của phạm nhân và quản ngục

Mỹ là nơi đã thực hiện mô hình nhà tù tư nhân từ lâu. Tuy nhiên, một số nhà tù ở đất nước này phải ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.