'Không nên hoài nghi khi tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ'

Khi đưa con đi tiêm chủng, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn con băn khoăn về chất lượng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng dẫn đến việc trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
 

Ths.Bs Phạm Quang Thái – Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như giải đáp những thắc mắc của các bậc phụ huynh liên quan đến vấn đề tiêm chủng.

khong nen hoai nghi khi tiem vac xin phong benh cho tre
Ths.Bs Phạm Quang Thái – Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

- Trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta hiện nay có bao nhiêu loại vắc-xin và chất lượng của những loại vắc-xin này như thế nào thưa Ths.BS Phạm Quang Thái?

Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang sử dụng 12 loại vắc-xin, trong số đó có nhiều loại phối hợp với nhau. Có thể thấy rằng, những loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang sử dụng hiện nay đều rất an toàn và được lựa chọn một cách kỹ lưỡng cả về nhà sản xuất và gánh nặng bệnh tật mà bệnh đó mang lại. Cho đến thời điểm này, vắc-xin đang được sử dụng tại Việt Nam đã đẩy lùi được những bệnh mà từ trước đến giờ chúng ta lo ngại nhất.

Ví dụ như bệnh nhiễm não mô cầu trước đây số lượng người mắc khá nhiều và tỷ lệ tử vong cao. Bây giờ, một năm chỉ có 2-3 ca, tôi nghĩ là rất tốt. Hoặc bệnh viêm não Nhật Bản trước đây rất nặng, tỷ lệ tử vong lên tới 15-17%, tức là 100 trẻ mắc thì có tới 16-17 trẻ tử vong, tình trạng di chứng cũng rất nặng. Bây giờ mỗi năm rất ít, chỉ có vài chục ca.

- Có thể thấy rằng, tiêm chủng có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật nhưng tại sao khi tiêm vắc-xin vẫn có trường hợp phản ứng do vắc-xin gây ra?

Vắc xin là một chế phẩm sinh học đặc biệt, tuy đã được qua khâu kiểm định nghiêm ngặt nhưng với tất cả những nghiên cứu, theo dõi thì cũng chỉ ở đơn vị chục nghìn, trăm nghìn người. Khi triển khai ra cộng đồng trên hàng triệu con người, không ai giống ai và có một số người sẽ bị nhạy cảm hoặc bị phản ứng nặng với một thành phần nào đó của vắc-xin.

Ngoài ra, còn có những trường hợp ngẫu nhiên như đi tiêm buổi sáng, tình cờ hít phải một cái gì đó lạ và một phản ứng xảy ra thì người ta nghĩ ngay đến vắc-xin chứ không nghĩ đến một phản ứng khác. Cho nên, phản ứng ở đây phải có cả một quy trình để theo dõi. Không chỉ từ lúc sản xuất vắc-xin thử nghiệm lâm sàng mà phải theo dõi liên tục khi triển khai vắc xin đó trên cộng đồng.

- Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sau khi tiêm vắc xin là gì?

Bằng những thống kê mà chúng tôi có được, cho đến thời điểm này thì nguyên nhân tử vong sau tiêm mà liên quan đến vắc xin, thành phần vắc xin, cơ địa của đối tượng trẻ đó phản ứng với vắc xin chỉ chiếm tỉ lệ không đáng kể vo sới các trường hợp tử vong, còn rất nhiều trường hợp khác là trùng hợp ngẫu nhiên.

Ví dụ như trường hợp sặc sữa chẳng hạn, một bà mẹ sau khi cho con đi tiêm chủng về, đặt con nằm ở giường và đi làm việc khác. Sau vài tiếng quay trở lại thì sữa trào ra và trẻ hít phải sữa đó. Nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể cứu được nhưng do không theo dõi trong khoảng 24h. Trường hợp đó chúng tôi không loại trừ nguyên nhân có thể vắc-xin ảnh hưởng đến. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì chắc chắn sẽ không để lại hậu quả đáng tiếc do vắc-xin.

- Trên thực tế, có một số phụ huynh vì tâm lý lo ngại với những vấn đề xảy ra khi tiêm vắc-xin nên không cho trẻ đi tiêm theo đúng lịch quy định. Vậy nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm muộn sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Tiêm chủng không đúng lịch vô hình chung là trẻ đã bỏ qua một khoảng thời gian mà không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang, chưa được miễn dịch bằng vắc-xin thì đó chính là thời gian nguy hiểm của trẻ. Trong thời gian đó, trẻ hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh, đấy chính là lý do vì sao người ta nói nhiều về vấn đề đúng lịch.

Ví dụ như bệnh viêm não Nhật Bản, khoảng 10 năm trở về trước, ở khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương một năm có tới khoảng 300 trẻ mắc viêm não Nhật Bản. Như chúng ta đã biết, viêm não Nhật Bản là một bệnh rất nặng, tỉ lệ di chứng tới 20-30%. Hay cách đây 2 năm có vụ dịch sởi. Sau nửa năm công tác tiêm chủng chìm xuống thì đã xuất hiện vụ dịch sởi, đấy là bài học rõ ràng nhất cho việc tiêm chủng không đầy đủ và đúng lịch.

khong nen hoai nghi khi tiem vac xin phong benh cho tre
Cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. (Ảnh: Băng Châu)

- Có những trẻ vì nhiều lý do phải hoãn tiêm, vậy thì thời điểm nào thích hợp để các bậc phụ huynh đưa con đi tiêm lại ?

Lịch tiêm như thế nào đều đã có cơ sở khoa học, tiêm lúc nào, tiêm như thế nào. Nếu trong tình huống đứa trẻ đang mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng mà chúng ta phải hoãn thì nên tiêm lại sớm nhất có thể, khi trẻ đã ổn định sức khỏe.

- Vậy trước, trong và sau khi tiêm chủng, phụ huynh cần phải lưu ý những gì để hạn chế được tình trạng phản ứng vắc-xin?

Trước khi đi tiêm, các phụ huynh nên theo dõi con mình và so sánh với những trẻ xung quanh. Khi đi tiêm thì cố gắng nhớ những điều mà nhân viên y tế dặn dò về nhà phải theo dõi những gì. Nhiều khi đơn giản chỉ là dặn bà mẹ cặp nhiệt độ thôi nhưng đến hôm sau cũng không nhớ. Ở một thời điểm ngắn thôi, các bậc phụ huynh và người nhà nên tập trung và theo dõi những dấu hiệu của trẻ.

Cần phải theo dõi trẻ thật tốt kể cả trước và sau khi tiêm, nếu thấy có vấn đề bất thường thì cần báo ngay đến nhân viên y tế để có những xử lý kịp thời.

Xin cảm ơn những thông tin mà Ths.BS Phạm Quang Thái đã chia sẻ!

khong nen hoai nghi khi tiem vac xin phong benh cho tre Hà Nội: Hơn 32.000 trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi
khong nen hoai nghi khi tiem vac xin phong benh cho tre Cần trang bị những kiến thức khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin
khong nen hoai nghi khi tiem vac xin phong benh cho tre Việt Nam sản xuất thành công vắc xin Sởi - Rubella
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.