Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng

Theo qui hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2030, Hà Nội tiếp tục mở rộng nhiều dự án hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông ở khu vực phía Nam.

Phía Nam Hà Nội gồm các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Mỹ Đức. 

Hai năm gần đây, trong bối cảnh quĩ đất nội đô chật chội, sự dịch chuyển đầu tư hoặc tìm kiếm một chốn an cư ngoại thành, đặc biệt là ở các quận, huyện vùng ven phía Nam Thủ đô đã trở thành xu hướng. 

Khu Nam trước đây ít hấp dẫn bởi cách xa trung tâm, hạ tầng hạn chế thì nay "phá kén" mạnh mẽ nhờ lợi thế quĩ đất rộng, áp lực dân số chưa cao và việc tích cực nâng cấp, xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông chỉ trong thời gian ngắn đã tạo nên sức hấp dẫn cho khu vực này. Vì vậy, nơi đây trở thành "miếng bánh béo bở" mới mà các nhà đầu tư tích cực tìm kiếm và tranh giành.

Hiện tại, các dự án hạ tầng phía Nam đang bứt tốc hoàn thiện, tạo động lực cho thị trường bất động sản cao cấp khu vực. Việc hạ tầng giao thông và xã hội ở cửa ngõ phía Nam được đồng bộ và hoàn tất sẽ góp phần giảm bớt ùn tắc giao thông, giúp các dự án bất động sản được khơi thông, mang lại nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn cho người mua nhà để đầu tư và để ở, nhất là ở các quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

Các tuyến đường vành đai 

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 1.

Tuyến đường vành đai 2 trên cao Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy, bao gồm tuyến đường bộ trên cao và mở rộng dưới thấp dài 5 km, tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỉ đồng đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện. (Ảnh: Nhân Dân).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 2.

Khu vực Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở là một trong những trục đường tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất trong nội thành thành phố với mật độ lớn các tòa chung cư cao tầng hai bên đường. Vì vậy, tuyến đường có vai trò kết nối quan trọng đối với giao thông đô thị, được kì vọng giảm ùn tắc tại khu vực. (Ảnh: Nhân Dân).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 3.

Đường Vành đai 2.5 đi qua đoạn Vĩnh Tuy - Tân Mai - Kim Đồng và Khu đô thị mới Định Công hứa hẹn thay đổi diện mạo cho phía Nam thành phố. Tuy nhiên, dự án vẫn ì ạch khi chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng. (Ảnh: Bất động sản Invert).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 4.

Tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối có tổng chiều dài là 541 m, mỗi bên rộng 13 m. Dự án kì vọng sẽ giải tỏa ùn tắc cho khu vực bán đảo Linh Đàm và khu vực cửa ngõ phía nam của Thủ đô. Tuyến đường chuẩn bị thông xe vào ngày 10/10. (Ảnh: Dân trí).

Mở rộng nhiều tuyến đường

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 3.

Dự án mở rộng gấp đôi đường Tam Trinh với tổng vốn đầu tư 2.067 tỉ đồng. Sau khi hoàn thiện, tuyến đường này sẽ giảm áp lực giao thông của các tuyến đường chính cửa ngõ phía Nam của Thủ đô và góp phần giải quyết những vấn đề dân sinh. (Ảnh: Pháp luật và Xã hội).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 5.

Tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên nối Vành đai 2-3 đưa hàng loạt chung cư, biệt thự ra "mặt tiền" ở quận Hoàng Mai. (Ảnh: Google).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 7.

Đường Lĩnh Nam sẽ mở rộng theo qui hoạch (màu xanh) từ nút giao Vành đai 2,5 - Lĩnh Nam. Đây là tuyến giao thông huyết mạch của quận Hoàng Mai, là đường dẫn cho các phương tiện, trong đó có nhiều ô tô tải lớn đi đường vành đai 3, lên cầu Thanh Trì. (Nguồn ảnh: Google).

Cầu Vĩnh Tuy

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 8.

Cầu Vĩnh Tuy dài 5,8 km là cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng, nối trung tâm thủ đô với quận Long Biên, huyện Gia Lâm và quốc lộ 5. Sau nhiều năm xây dựng, cây cầu này thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, ùn ứ vào những giờ cao điểm. (Ảnh: Dân trí).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 9.

Nhằm giảm tải áp lực cho cầu Vĩnh Tuy, dự án cầu Vĩnh Tuy thứ hai bắc qua sông Hồng với tổng đầu tư 2.540 tỉ đồng sắp được triển khai. Công trình sẽ có qui mô, hình dáng giống cầu thứ nhất, dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe. (Ảnh: Dân trí).

Bệnh viện - Đại học đầu ngành

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 10.

Khu Nam đang dần lấy lại sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi đây là khu vực sở hữu hệ thống y tế và giáo dục hàng đầu cả nước với các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Pháp, Tai Mũi Họng Trung ương, Lão khoa... (Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 11.

... và các trường đại học lớn như Bách Khoa, Kinh tế quốc dân, Xây dựng... (Ảnh: Đại học Kinh tế Quốc dân).

Các khu đô thị xanh 

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 12.

Dự án khu đô thị Đại Kim gồm tổ hợp nhà liền kề, biệt thự, shophouse, và chung cư hiện đại, tọa lạc tại vị trí đắc địa của cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội trên đường Vành đai 3. Qui mô rộng 27ha và dự kiến mang đến cơ hội sở hữu nhà ở cho hơn 8.000 người dân trong thành phố. (Ảnh: BĐS Đức Thịnh).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 13.

Vinhomes Times City là tổ hợp căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện với qui mô khoảng 36 ha tại số 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Khu đô thị Times City có kiến trúc Tây Âu hiện đại cùng quần thể xanh rộng lớn được nhận định là một trong những khu đô thị đáng sống bậc nhất tại thành phố Hà Nội. (Ảnh: Vinhomes).

Nhiều tòa địa ốc vàng

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 14.

Chung cư Mandarin Garden 2 trong vùng trọng yếu qui hoạch hạ tầng Hoàng Mai. Mandarin Garden 2 tại Tân Mai có qui mô diện tích đất gần 13.000m2 gồm 4 khối nhà cao tầng từ 17-30 tầng, với 640 căn hộ cao cấp tại tầng 7 đến tầng 30. (Ảnh: Mandarin Garden).

Khu Nam Hà Nội 'phá kén' với những cú bật hạ tầng - Ảnh 15.

Imperia Sky Garden là tổ hợp chung cư cao cấp, căn hộ dịch vụ và shophouse thương mại được xây dựng tại mặt đường số 423 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng trên lô đất có diện tích 55.485m2. Đây là chung cư cao cấp hướng tới không gian xanh tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô. (Ảnh: Imperia Garden).


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.