Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những 'cú hích' hạ tầng

Là minh chứng điển hình cho câu "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ", khu Đông TP HCM ngày càng được giới đầu tư địa ốc và kinh doanh săn đón.

Khu Đông Sài Gòn gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức. Quận 2 với các khu đô thị mới như Thủ Thiêm, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái. Quận 9 bao gồm các dự án dọc trục cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Đó là những dự án nổi bật nhất tại Khu Đông TP HCM.

Theo báo Chính phủ, từ 2010 đến nay, phía Đông chiếm tới 70% nguồn vốn đầu tư trong tổng số 350.000 tỉ đồng mà TP HCM dành cho việc phát triển hệ thống giao thông. Hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng hiện đại, kết nối thuận tiện với khu vực trung tâm, khu Đông ngày càng được giới đầu tư bất động sản và kinh doanh săn đón.

Theo qui hoạch đến năm 2025, khu Đông sẽ trở thành trung tâm đô thị tri thức và công nghệ cao của TP HCM; đồng thời tập trung nhiều dự án hạ tầng giao thông qui mô trọng điểm.

Thành phố sáng tạo phía Đông (TP Thủ Đức)

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 1.

Trong một buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ ủng hộ đề xuất của TP HCM về thành lập khu đô thị sáng tạo phía đông, từ việc sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Cụ thể, Thành phố phía Đông sẽ có 6 trọng điểm với các chức năng khác nhau: Công nghệ cao, Đại học quốc gia, khu tài chính Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Tam Đa và Trường Thọ. (Đồ họa: Hồng Sơn/Báo Thanh Niên).

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 2.

Theo đó, các quận 2, 9 và Thủ Đức cần được tổ chức thống nhất thành một cơ quan hành chính duy nhất, theo mô hình chính quyền đô thị để điều phối phát triển với các chức năng trọng điểm về tài chính, khoa học, giáo dục… (Ảnh phối cảnh: Sasaki).

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 3.

Khu tài chính quốc tế Thủ Thiêm có diện tích 657 ha, bao gồm khu trung tâm thương mại, tài chính, khu dân cư cho khoảng 150.000 người sinh sống và hơn 220.000 người làm việc thường xuyên. (Ảnh: Zing News).

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 2.

Với nền sẵn có là sự đầu tư khá bài bản về hạ tầng, cơ sở vật chất, TP phía Đông được kì vọng sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế TP HCM theo hướng tri thức, sáng tạo, công nghệ; thúc đẩy cả trình độ con người, nâng cao đời sống, tri thức của người dân TP. (Ảnh: Zing News).

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 4.

Năm 2015, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km được đưa vào sử dụng, vốn đầu tư hơn 20.600 tỉ đồng. Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. (Ảnh: Zing News).

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 5.

Thời gian từ TP HCM đi Phan Thiết còn 3 giờ thay vì 5 giờ như trên quốc lộ 1; từ TP HCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ, nhanh hơn một giờ so với quốc lộ 51. Hiện tại, cao tốc đã quá tải. UBND TP HCM đã có văn bản đồng ý mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành lên 8 làn xe vào năm 2025 với vốn đầu tư hơn 9.800 tỉ đồng. (Ảnh: Dân trí).

Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP HCM có chiều dài 19,7km, gồm 2,6km đi ngầm và 17,1km đi trên cao với 14 nhà ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao). Dự án với tổng vốn đầu tư gần 44.000 tỉ đồng và dự kiến đưa vào khai thác trong quí IV/2021. (Ảnh: Pháp luật TP HCM).

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 2.

Hướng tuyến metro 1: Bến Thành (tại Quảng trường Quách Thị Trang) - Lê Lợi - Nguyễn Siêu - Ngô Văn Năm - Tôn Đức Thắng - Ba Son - Nguyễn Hữu Cảnh - Văn Thánh - Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn - xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình, quận 9, rộng 20ha. (Ảnh: Dân trí).

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 3.

Khu vực đặt cổng thu phí tự động. Khi đưa vào vận hành, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên hứa hẹn sẽ tạo ra một diện mạo mới hiện đại, năng động, hiệu quả hơn cho TP HCM. (Ảnh: Dân trí).

Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 10.

Xa lộ Hà Nội bắt đầu từ cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và kết thúc tại Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc (quận 9), với chiều dài khoảng 17km. Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội kéo dài từ cầu Sài Gòn đến ngã ba Tân Vạn có tổng mức đầu tư khoảng 5.700 tỉ đồng, khởi công từ năm 2010. (Ảnh: Zing News).

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 11.

Khi hoàn thành, dự án mở rộng lên 16 làn xe, gồm 8 làn ô tô trên trục chính và 8 làn xe chạy làn đường song hành. Đây là tuyến đường huyết mạch của TP HCM, với mật độ giao thông rất cao. (Ảnh: Vietnamnet).

Bến xe miền Đông mới

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 4.

Bến xe Miền Đông mới khởi công vào tháng 4/2017 trên diện tích 16 ha, vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng. Dự án nối giữa Quận 9, TP HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Giai đoạn một với vốn đầu tư 740 tỉ đồng, đã hoàn thành và chuẩn bị khai trương. (Ảnh: Báo Đấu thầu).

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 5.

Phía sau và bên hông nhà ga là khu vực bãi đón trả khách, đậu xe liên tỉnh với diện tích sàn hơn 30.000 m2, dự kiến đáp ứng khoảng 70 chỗ đón khách và 190 chỗ đậu xe chờ tài. Đây là bến xe lớn nhất nước ta và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Bến xe sẽ đưa vào khai thác từ 10/10/2020, sau 5 lần trễ hẹn. (Ảnh: Zing News).

Hầm Thủ Thiêm

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 11.

Hầm Thủ Thiêm nối từ khu vực trung tâm Quận 1 sang Quận 2, đưa khu vực Thủ Thiêm, thuộc Quận 2 thành trung tâm mới của TP HCM trong tương lai. Công trình có vốn đầu tư 2.083 tỉ đồng và do nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) thi công. (Ảnh: Môi trường & Cuộc sống).

Khu Đông TP HCM 'phá kén' nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 12.

Công trình hầm vượt sông Sài Gòn này có qui mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Hầm đi vào hoạt động từ 20/11/2011. (Ảnh: Dân trí).

Các dự án cầu Thủ Thiêm 

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 16.

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 (kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2 với khu trung tâm TP HCM) khởi công năm 2015, vốn đầu tư 3.082 tỉ đồng. Công trình dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu dài 886 m với 6 làn xe. Cây cầu được kì vọng giúp giảm áp lực giao thông ở các quận phía đông vào trung tâm TP HCM. (Ảnh: Độc Lập/Thanh Niên).

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 17.

Cầu Thủ Thiêm 3 và 4 đang trong giai đoạn hoàn thiện công tác qui hoạch, chuẩn bị đầu tư. Cụ thể, cầu Thủ Thiêm 3 sẽ kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và quận 4. Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 với quận 7 với chiều dài 2.160m, có tổng mức đầu tư dự kiến là 5.200 tỉ đồng. (Ảnh phối cảnh: Nhà đầu tư).

Các dự án địa ốc vàng

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 18.

Dự án căn hộ ba mặt sông Đảo Kim Cương Diamond Island tọa lạc tại số 1, đường 104, phường Bình Trưng Tây, quận 2, TP HCM và liền kề ngay với khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Coteccons).

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 19.

Dự án Khu Dân cư phức hợp cao cấp Victoria Village tọa lạc tại mặt tiền đường Đồng Văn Cống, liền ngay trục huyết mạch Mai Chí Thọ. Dự án được kì vọng là khu "phố Âu" mới ở Quận 2, với qui hoạch theo hướng đồng bộ, hoàn chỉnh gồm khu căn hộ - thương mại dịch vụ, khu nhà phố - biệt thự. (Ảnh phối cảnh: Novaland).

Khu Đông TP HCM bứt tốc nhờ những cú hích hạ tầng - Ảnh 20.

Dự án Aqua City với qui mô gần 1.000 ha, được qui hoạch theo hướng sinh thái thông minh với đầy đủ tiện ích hiện đại. (Ảnh: Aqua City).

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.