Kiên Giang điều chỉnh tăng hơn 371 tỷ đồng đối với 25 dự án đầu tư công

Ngày 13/5, HĐND tỉnh Kiên Giang tổ chức kỳ họp lần thứ năm (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 sang năm 2022 để tiếp tục thực hiện.
Theo đó, kỳ họp đã thống nhất điều chỉnh tăng kế hoạch vốn hơn 371 tỷ đồng cho 25 dự án và giảm kế hoạch vốn đối với 14 dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
 
Đồng thời, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2021 sang năm 2022 gần 784 tỷ đồng trên tổng số 193 dự án, gồm các sở, ngành kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân là 69 dự án với tổng vốn gần 362 tỷ đồng; các huyện, thành phố kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân là 124 dự án với tổng số vốn gần 422 tỷ đồng.
 
Tính đến cuối tháng 1/2022, giá trị giải ngân năm 2021 của Kiên Giang gần 3,8 nghìn tỷ đồng/ hơn 5,2 nghìn tỷ đồng, đạt 72,26% kế hoạch.
 
Nguyên nhân giải ngân chưa đạt kế hoạch là do nhiều dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020 sang và dự án sử dụng vốn ODA chậm điều chỉnh hồ sơ thủ tục, các dự án sử dụng vốn ODA cần có ý kiến của nhà tài trợ trước khi thực hiện; các dự án lập đề xuất mới, khi triền khai dự án phải điều chỉnh do có sự thay đổi về chế độ, chính sách… dẫn đến hồ sơ, thủ tục kéo dài; việc xây dựng kế hoạch vốn và giao danh mục chi tiết theo từng nguồn ở một số địa phương chưa phù hợp, khi được giao kế hoạch vốn mới xây dựng kế hoạch chi tiết.
 
Bên cạnh đó, năm 2021 là năm chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ và kiện toàn tổ chức, nhân sự gắn với Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp; thêm vào đó là dịch Covid-19 bùng phát phải thực hiện giãn cách xã hội, nhiều nhà thầu cắt giảm nhân lực, tạm dừng hoạt động, vận chuyển nguyên vật liệu…
 
Một số quy định pháp luật về đầu tư công, xây dựng còn chồng chéo, chưa thống nhất; giá xăng dầu và nguyên vật liệu tăng mạnh làm ảnh hưởng đến các gói thầu thực hiện hợp đồng theo đơn giá cố định trọn gói.
 
Về nguyên nhân chủ quan, chủ yếu do việc chuẩn bị đầu tư ở một số dự án chưa tốt, chất lượng chưa cao; việc triển khai thực biện đấu thầu dự án mới ở một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chậm; một số sở, ban ngành và địa phương thiếu quyết tâm chính trị, chưa phát huy đầy đủ vai trò của người đúng đầu; còn có sự chủ quan chưa tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện ở những tháng đầu năm; việc phối hợp giữa các sở, ngành chuyên môn, huyện, thành phố với chủ đầu tư và các ban quản lý dự án trong xử lý vướng mắc, giải phóng mặt bằng chưa hiệu quả.
 
Bên cạnh đó, có một số dự án được giao bổ sung vốn vào thời điểm cuối năm 2021 đang thực hiện dang dở, không kịp thủ tục giải ngân
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.