Kinh doanh lời gần 19 tỉ đồng mỗi ngày, nhưng EVN đang nợ hơn 400.000 tỉ đồng

Năm 2018, trung bình mỗi ngày kinh doanh, EVN thu lời gần 19 tỉ đồng. So với năm 2017, lợi nhuận của EVN tăng 3,4%.

Báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2018 vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)  công bố, cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 338.500 tỉ đồng, tăng 14,8% so với năm 2017. Lợi nhuận gộp tăng 20,5%, đạt 53.159 tỉ đồng.

Các khoản chi phí đều tăng, đặc biệt là chi phí tài chính với mức tăng 30,5%, nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 9.076 tỉ đồng. Sau khi khấu trừ thuế, EVN thu về 6.817 tỉ. Lãi ròng tăng ở mức 3,4% so với năm 2017.

Theo báo cáo, mức tăng lợi nhuận này phù hợp với lợi nhuận định mức mà EVN được phép hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo Quyết định, trong công thức tính giá bán lẻ điện bình quân có tính đến lợi nhuận định mức được xác định ở từng khâu (truyền tải, phân phối, bán lẻ điện, quản lý ngành và phụ trợ), tương đương 3%.

Tiền điện tăng

Với mức tăng lợi nhuận 3,4%, việc EVN tăng giá điện là phù hợp với qui định. (Ảnh: Thanh Niên).

Một nội dung đáng chú ý là năm qua, EVN còn bỏ ngỏ khoản nợ lên đến 489.058 tỉ đồng, lớn hơn gấp đôi vốn chủ sở hữu của EVN. Chủ yếu Tập đoàn vướn phải các khoản nợ dài hạn lên đến 367.435 tỉ đồng, chiếm hơn 3/4 tổng nợ. Các khoản nợ này chủ yếu dùng cho đầu tư các dự án điện với quy mô lớn.

Năm qua, EVN cũng đã vay hơn 405.076 tỉ đồng. Khoản vay này tăng thêm 633 tỉ đồng, gần gấp đôi so với vốn chủ sở hữu và lãi ròng gộp lại. Điều này khiến cho chi phí lãi vay "nhà đèn" phải trả trong kì tăng gần 100 tỉ đồng so với năm trước, lên trên 3.866 tỉ đồng.

KQKD EVN

Khoản vay hơn 400.000 tỉ đồng của EVN gấp 1,2 lần doanh thu trong năm 2018. (Đồ họa: Tất Đạt).

So với hồi tháng 6/2018, khoản tiền gửi ngân hàng không kì hạn của EVN giảm 7.800 tỉ đồng, về mức 34.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, so với năm 2017, con số này vẫn tăng 1.850 tỉ đồng.

Trong thông cáo báo chí giải thích về số tiền 42.000 tỉ đồng gửi không kì hạn tại ngân hàng hồi tháng 4, EVN cho biết do nhu cầu vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh lớn, nên số dư tiền gửi này giúp EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ.

VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN, giải thích thêm: "Hiện EVN có số dư nợ vay rất lớn, vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn, để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai".

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.