Mỗi gia đình một hoàn cảnh, một cách chi tiêu, thói quen sinh hoạt khác nhau. Cũng tùy từng trường hợp để lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, hiệu quả. Với gia đình chị Trúc Quỳnh, mục tiêu 5 năm đầu hôn nhân là có được 2 con, chăm sóc cho con thật tốt và ổn định cuộc sống với ngôi nhà xinh xắn.
Chính vì đưa ra kế hoạch ấy, vợ chồng chị Trúc Quỳnh tiếp tục lên phương án chi tiêu cho từng năm, từng tháng phù hợp. Điều quan trọng đó là, với mức chi tiêu hợp lý ấy, vợ chồng chị dù còn nợ gần 1 tỷ đồng vẫn sẽ hoàn thành kế hoạch sau khoảng 2 năm tích cóp, cuộc sống sinh hoạt gia đình vẫn thoải mái, hạnh phúc.
Chị Trúc Quỳnh cho biết, thời gian đầu mới kết hôn, vợ chồng chị phải đi thuê trọ rất vất vả. Sau thời gian ngắn ổn định cuộc sống, vợ chồng chị tích lũy để mua nhà chung cư. Dù vẫn còn nợ gần 1 tỷ đồng nhưng với cách thu vén khéo léo của hai vợ chồng, khoản nợ dự định sẽ được trả hết trong khoảng 2 năm tới.
Vợ chồng chị Quỳnh. |
Chị Quỳnh tốt nghiệp Đại học Mỏ địa chất và hiện đang làm kỹ sư. Ngoài công việc chính, chị còn làm nhiều công việc khác để có thêm thu nhập hàng tháng. Chồng chị làm bên thủy điện ở Điện Biên nên thường xuyên phải xa nhà.
Thời gian đầu con nhỏ, chị được mẹ chồng lên phụ giúp chăm con nên chi phí sinh hoạt vì thế cũng giảm đi phần nào. Khi các con lớn hơn một chút, chị đưa con đi học. Cuộc sống hiện tại chủ yếu mình chị chăm lo cho hai con, thu vén cho gia đình, vất vả, chật vật, nhiều lo toan nhưng chị vẫn luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được người thân yêu thương, ủng hộ.
Chị Quỳnh tâm sự: “Mình rất tự hào khi có một người chồng luôn phấn đấu cho tương lai. Tiền mua nhà chủ yếu tự tay anh phấn đấu, nỗ lực. Mình chủ yếu lo tiền sinh hoạt cho gia đình hàng tháng. Dù quyết định mua nhà và phải vay khoản nợ lớn nhưng vợ chồng mình đều rất vui vì các con được sống trong không gian thoáng mát, tiện nghi”.
Chị Quỳnh nuôi con bằng sữa mẹ. |
Vì vừa lo trả nợ, vừa lo chi tiêu nên chị Quỳnh thường đặt ra kế hoạch chi trong khoản tiền cố định khoảng 100 triệu/ năm. Đầu năm, anh chị sẽ tính chi tiêu những khoản gì, tiết kiệm ra sao, kế hoạch được vạch ra chi tiết với những phương án hợp lý với việc sinh hoạt của gia đình. Ngoài chi tiêu, tiền còn lại được anh chị dành dụm để dành trả nợ ngân hàng.
Chị Trúc Quỳnh chia sẻ: “Tổng thu nhập nhà mình rơi vào khoảng 40 triệu đồng/ tháng. Tiền chi tiêu hàng tháng khoảng 10 – 11 triệu, còn lại để trả nợ ngân hàng. Chắc khoảng 2 năm nữa, vợ chồng làm ăn tích cóp sẽ trả nợ xong xuôi. Điều quan trọng là con cái có được cuộc sống thoải mái, vui vẻ trong căn nhà do chính tay vợ chồng mình mua được”.
Bảng chi tiêu trung bình 6 tháng gần đây của gia đình chị Trúc Quỳnh bao gồm:
Tiền học con lớn: 3,3 triệu
Tiền học con nhỏ: 2 triệu
Sữa chua: 500 nghìn
Tiền điện 660 nghìn
Tiền gạo 80 nghìn
Đồ ăn: 2 triệu
Xăng xe: 500 nghìn
Điện thoại 500 nghìn
Cho con đi chơi: 500 nghìn
Dịch vụ nhà 600 nghìn
Tiền thuê giúp việc theo giờ: 1 triệu đồng
Số tiền thu nhập 40 triệu sẽ được chi vào tiền hàng tháng và một vài khoản phát sinh. Còn lại là trả tiền nhà.
Những bữa ăn đơn giản, tốt cho sức khỏe với chi phí tiết kiệm của chị Quỳnh. |
Các con được đi chơi vào dịp cuối tuần. |
Góc ban công trồng húng chanh chữa bệnh cho các con. |
Chị Quỳnh chia sẻ, chị thường mua bồ kết tự đun để cả nhà gội đầu, xà phòng cũng dùng rất hạn chế, mắm muối gia vị ít dùng. Với khoản chi 2 triệu tiền đồ ăn hàng tháng, chị Quỳnh thường mua thịt gà vào thứ 2 và thứ 7 hàng tuần, 1 con gà chặt làm 4, mỗi bữa ăn một khúc. Gà khoảng 150 nghìn x 4 con = 600 nghìn. Chị chú trọng việc cho con ăn cá nên 1 tháng sẽ mua 10kg cá ở quê hết khoảng 600 nghìn. Tôm khoảng 300 nghìn, thịt lợn khoảng 200 nghìn. Rau chị thường ăn theo mùa. Chị Quỳnh cũng thường mua sẵn đỗ đen, đỗ đỏ, đậu gà để thỉnh thoảng nấu cho con. Chị Quỳnh cho hay, khoản tiền ăn nhiều khi còn không tốn nhiều vì thời gian trước, bà lên chăm cháu thương mang gạo, mang rau, mang tôm cá ở quê ra cho gia đình.
Chị Quỳnh ăn gạo lứt là chủ yếu, các con ăn gạo trắng nên hàng tháng gia đình chị chỉ chi khoảng 80 nghìn tiền gạo.
Chị cũng thường cho con ăn hoa quả theo mùa, không ăn đồ nhập khẩu, không ăn đồ ăn nhanh, bim bim, nước ngọt, kẹo bánh… Vì thế, khoản tiền ăn 2 triệu là khoản chi tiêu khá hợp lý cho gia đình. Không những thế, bà mẹ trẻ còn chú trọng việc nuôi con thuận tự nhiên, bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi lớn lên, cả con và gia đình chị ít khi dùng thuốc Tây, chủ yếu dùng thuốc Nam của mẹ đẻ là thầy thuốc Đông y nên khoản ốm đau ít khi phải chi tiêu đến tiền.
Để có thời gian tập trung cho công việc kinh doanh, chăm sóc con, chăm sóc bản thân, chị thường chọn cách thuê giúp việc theo giờ. Với chị khoản này không tốn nhiều nhưng đổi lại, chị cảm thấy vui vẻ và làm được nhiều việc mà mình thích.
Căn hộ rộng 100m2 của gia đình chị Quỳnh. |
Hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình chị Quỳnh giao động từ 400 - 700 nghìn đồng. Tính trung bình khoàng 660 nghìn đồng mỗi tháng.
Tin nhắn thông báo tiền điện hàng tháng của gia đình chị Quỳnh. |
Người mẹ trẻ cho biết thêm: "Thường thì thứ 7, chủ nhật mình hay cho con ra công viên Thống Nhất, hoặc công viên Linh Đàm hoặc về nội ngoại. Khi đi thường mang theo nước uống nên không tốn kém. Với con, chỉ cần mẹ bên cạnh là vui rồi, hoặc có khi, chỉ cần ra chơi một đống cát gần nhà, rồi về tắm rửa ăn cơm cũng khiến các con vui và học được nhiều điều từ cuộc sống".
Cuộc sống của chị Quỳnh hiện tại luôn vui vẻ và hạnh phúc. Chăm con, nuôi con luôn là nỗi lo lắng và vất vả, việc chi tiêu cân đối trong gia đình hàng tháng cũng không ít khó khăn nhưng động lực của chị là mong muốn có một gia đình yên ấm, hạnh phúc, xây dựng tương lai cho con tốt đẹp hơn.
XEM THÊM
Bí kíp mua sắm thông minh cho các nàng nghiện shopping
Tại sao đồ giảm giá lại chất đống một cách lộn xộn? Tại sao cùng một kích cỡ mà chiếc này mặc chật hơn chiếc ... |
Vợ chồng tôi sung túc gấp nhiều lần từ khi cai được thói tiêu hoang
Thu nhập cao, gia đình khá giả nhưng khi vợ bị tai nạn, anh Hoàng vét sạch ví không đủ tiền mua vé máy bay ... |
Chi tiêu tùy tiện, hàng loạt tỉnh thành lộ sai sót ngàn tỷ
Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều địa phương sử dụng ngân sách sai mục tiêu, mục đích, số tiền phải xử lý lên ... |
3 mẹo hay giúp người tiêu hoang tiết kiệm được nhiều tiền
Nếu định ra mỗi lần mua đồ thì phải "đút lợn" một khoản, chẳng mấy chốc bạn sẽ để dành được món lớn. |
6 món đồ không nên tiết kiệm dù bạn chẳng dư dả
Một đôi giày đắt tiền giúp bạn tránh được các nguy cơ sức khoẻ và nó còn tăng tự tin. |
Cách tiêu tiền có lợi nhất cho bạn
Mua đồ, hãy trả tiền luôn, chứ đừng trả sau hay trả góp từ từ, nhờ thế bạn sẽ thoát khỏi cảnh 'đau lòng vì ... |