Kỷ luật người đứng đầu mới dứt điểm lạm thu

Câu chuyện lạm thu đầu năm học đúng là không phải mới, năm nào cũng tái diễn với những mức độ và hình thức khác nhau, trong đó có nhiều hoạt động biến tướng trên danh nghĩa 'tự nguyện' hay 'thu các khoản thu ngoài quy định của nhà nước' gây phản ứng trong dư luận.
ky luat nguoi dung dau moi dut diem lam thu
Năm học nào cũng xảy ra tình trạng lạm thu ở các trường học

Nhiều hoạt động biến tướng

Thưa ông, vì sao câu chuyện lạm thu đầu năm học không là hiện tượng mới nhưng năm nào dư luận cũng phản ánh với những hình thức và mức độ khác nhau, gây băn khoăn và bức xúc trong xã hội?

Câu chuyện lạm thu đầu năm học đúng là không phải mới, năm nào cũng tái diễn với những mức độ và hình thức khác nhau, trong đó có nhiều hoạt động biến tướng trên danh nghĩa “tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của nhà nước” gây phản ứng trong dư luận. Để diễn ra những sự việc lạm thu như vừa qua có trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục và ngành giáo dục các địa phương.

ky luat nguoi dung dau moi dut diem lam thu
Trước tình trạng một số cơ sở giáo dục thực hiện thu chi đầu năm chưa đúng quy định gây bức xúc trong dư luận gần đây, ông Trần Tú Khánh (ảnh), Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD-ĐT có những trao đổi để làm rõ nguyên nhân và hướng chỉ đạo của Bộ về vấn đề này.

Do người đứng đầu ngành giáo dục địa phương

Ngành giáo dục đã có những văn bản chỉ đạo chống lạm thu, tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều kẽ hở để “lách” dưới danh nghĩa đóng góp “tự nguyện” như ông đã đề cập. Phải chăng công tác thanh, kiểm tra và xử phạt vi phạm trong thu - chi chưa đủ sức răn đe?

Ngày 28.7.2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn công tác thanh tra năm học 2017 - 2018. Theo đó, đề nghị chánh thanh tra các sở GD-ĐT căn cứ vào văn bản này và các văn bản liên quan, tham mưu giám đốc sở ban hành kế hoạch thanh tra năm học phù hợp với thực tiễn của địa phương và tổ chức thanh tra theo quy định.

Trong đó, đặc biệt tập trung thanh tra để kịp thời chấn chỉnh sai phạm (nếu có) trong việc dạy thêm, học thêm, thu chi các khoản kinh phí đầu năm học và các vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tuy nhiên, như tôi đã nói, để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm là do người đứng đầu ngành giáo dục một số địa phương, cơ sở giáo dục đã không quán triệt đầy đủ các quy định hiện hành, không theo dõi giám sát các quy định đó được thực hiện ra sao và công tác kiểm tra, xử lý sai phạm tại một số địa phương cũng chưa được làm tới nơi tới chốn.

Lãnh đạo một số địa phương và cơ sở giáo dục cho rằng do ngân sách không chi cho các hoạt động của HS, giáo viên và nhà trường nên cần sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Điều này có hợp lý không, thưa ông?

Các địa phương khi phân bổ ngân sách cho các trường có tiêu chí riêng, nhưng về nguyên tắc phải đảm bảo chi cho lương là 82% và 18% cho các hoạt động thường xuyên. Song trên thực tế nhiều địa phương do ngân sách hạn hẹp nên khi phân bổ chưa đảm bảo cơ cấu chi như trên, mà đa phần là chi tới 90% hoặc cao hơn cho lương và các khoản theo lương, dẫn tới thiếu hụt phần chi cho hoạt động thường xuyên.

Hiện nay do cơ sở vật chất ở nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu dạy và học nên các địa phương đã vận dụng xã hội hóa để thu. Tuy nhiên, do một số nơi chưa xây dựng danh mục xã hội hóa để trình HĐND tỉnh thông qua và trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện nên dẫn tới tình trạng thu chưa đúng quy định.

Vậy giải pháp từ Bộ về tình trạng này trong thời gian tới và những năm tiếp theo sẽ như thế nào để ngăn chặn lạm thu đầu năm học?

Bộ cũng sẽ tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra tại các địa phương để kịp thời chấn chỉnh, kiến nghị xử lý những sai phạm. Tuy nhiên, trách nhiệm xử lý là của địa phương, Bộ không có thẩm quyền để xử lý trực tiếp. Ở đây đòi hỏi trách nhiệm của chính địa phương phải được nâng cao hơn nữa, mạnh dạn kỷ luật nghiêm những người đứng đầu cơ sở vi phạm thì việc xử lý mới có thể dứt điểm.

Ngoài ra, cần tuyên truyền cho cha mẹ HS, ban đại diện cha mẹ HS, giáo viên để họ hiểu rõ điều lệ ban đại diện cha mẹ HS, từ đó thực hiện cho tốt.

Các khoản ban đại diện cha mẹ HS không được thu

Gồm các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện, gồm: bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của HS; vệ sinh trường lớp; khen thưởng nhà trường;

Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Có thu của học sinh 16 triệu đồng nhưng chia thành nhiều đợt

Ngày 15.9, Phòng GD-ĐT TP.Cao Lãnh phối hợp UBND TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) tổ chức họp báo thông tin về các khoản thu đầu năm học 2017 - 2018 tại Trường tiểu học Chu Văn An gây xôn xao dư luận gần đây.

Trả lời báo chí, ông Võ Phan Thành Minh - Phó chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh, và ông Nguyễn Văn Ngợi, Trưởng phòng GD-ĐT, thừa nhận việc Trường tiểu học Chu Văn An thu hơn 16 triệu đồng là có, nhưng khoản thu này chia từng tháng, không thu một lần trong đầu năm học, bao gồm nhiều khoản, trong đó có chương trình tiếng Anh tăng cường, bán trú và kể cả các khoản thu hộ.

Ông Ngợi khẳng định trường không có lạm dụng các khoản thu nhưng qua sự việc này, Phòng GD-ĐT sẽ làm việc cụ thể với ban đại diện cha mẹ HS, giáo viên chủ nhiệm nhằm chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học, nhất là các khoản thu của ban đại diện cha mẹ HS tự đề ra và xã hội hóa.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.