Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké

Nhiều năm nay, tại khu đất dịch vụ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), người dân sống tại đây không được cấp nước sạch, điện phải kéo từ khu dự án gần đó về để sử dụng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu đất dịch vụ tại Vạn Phúc, Hà Đông tình trạng người dân khốn đốn sống trong cảnh không nước sạch, mất điện, hệ thống điện chằng chịt cùng mùi hôi thối bốc lên từ những bãi rác xung quanh trong cái nắng 40 độ.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 1.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 2.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 3.

Hệ thống dây điện chằng chịt, trùng xuống cách mặt đất khoảng 1 mét, do chưa có điện nên người dân phải mắc điện từ ngoài đường vào.

Anh Nguyễn Văn Minh, chủ một hàng nước sống tại khu đất tâm sự: "Tôi sống ở đây đã được 5 năm, từ khi mua đất tới khi xây xong nhà nhưng vẫn chưa một ngày được dùng nước sạch cũng như thoát khỏi cảnh mất điện, đặc biệt vào những ngày nắng nóng như những ngày gần đây thì rất khổ sở".

"Vì muốn có nước dùng sinh hoạt, chúng tôi phải tự bỏ tiền túi ra đầu tư ống dẫn nước, máy bơm và bể chứa khoan giếng để dùng, khoảng 7 triệu đồng, 3 hộ gia đình chung nhau để làm, dù đã gửi rất nhiều đơn lên chính quyền cũng như ban quản lí dự án nhưng vẫn chưa hồi âm".

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 4.

Do chưa có nước sạch nên 3 - 4 hộ dân chung tiền khoan giếng và mua máy bơm để dùng.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 5.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 6.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 7.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 8.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 9.

Những nhà có đất rộng thì xây bể chứa, tuy nhiên bể chứa đã ẩm mốc có rêu và vô cùng đơn giản, chưa đảm bảo an toàn.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 10.

Nhiều hộ gia đình do diện tích đất không cho phép, không thể xây bể chứa nên đã mua những thùng nhựa tích trữ.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 11.

Bể chứa nước tạm bợ bằng thùng nhựa.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 12.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 13.

Những hộ gia đình đang xây nhà bất đắc dĩ phải rửa bát bên đường do chưa có nước sạch.

Do bể chứa không có nắp đậy nên không đảm bảo, có nhiều cặn, bụi bẩn, nhiều người phải câu vòi bơm từ hàng xóm để có nước để dùng.

Mỗi nhà tại khu đất dịch vụ Vạn Phúc đều có bể chứa nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt, nhiều người than vãn không biết khi nào mới chấm dứt cảnh dùng bể chứa và được dùng nước sạch.

Không chỉ thường xuyên mất điện, không có nước sạch, người dân sinh sống nơi đây còn phải chịu cảnh rác bốc lên hôi thối trong những ngày nắng nóng.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 17.

Phần vỉa hè trước cửa mỗi căn nhà vẫn chưa hoàn thiện dù đã khởi công từ lâu.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 18.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 19.

Khung cảnh nhếch nhác ngổn ngang trong nhiều năm liền tại khu đất vàng tại ven Hà Nội.

Lạ kì: Khu đô thị nhiều năm không nước sạch, điện dùng ké - Ảnh 20.

Để có điện, những hộ dân tại đây phải kéo điện từ một dự án gần đó để "dùng tạm" nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lí dự án, Ban quản lí dự án xây dựng Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Hiện nay về việc cấp nước, ban quản lí dự án cũng đã làm việc với công ty cấp nước Hà Đông để thực hiện công tác kiểm tra hạ tầng kĩ thuật cấp nước, dự kiến trong tuần này hoặc chậm nhất tuần sau có thể có nước cho các hộ dân".

Bên cạnh đó, chia sẻ về việc cấp điện, ông Tuần cho biết thêm, chúng tôi đã phối hợp với điện lực Hà Đông kiểm tra hiện trường và đã có kết quả, hiện nay chờ phụ thuộc vào điện lực Hà Đông tiến hành lên lịch cắt điện để thực hiện công tác đường lưới điện và sẽ có điện cho người dân.