Lại có thêm 5 phương án xử lí bất cập tại Trạm BOT T2

Trạm BOT T2 nằm trên QL91 lại vừa có thêm 5 phương án lựa chọn để xử lí bất cập do Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất.

Trong báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc xử lý bất cập trạm thu phí T2 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14+000-Km50+889 theo hình thức hợp đồng BOT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) đã đưa ra 5 phương án để lựa chọn.

Lại có thêm 5 phương án xử lí bất cập tại Trạm BOT T2 - Ảnh 1.

Trạm BOT T2 trên QL91 đang có nhiều bất cập cần xử lý.

Phương án nào cũng có ưu và nhược điểm

Thứ nhất là không thu phí trạm T2 đến khi tuyến tránh TP Long Xuyên đi vào hoạt động sẽ tổ chức thu phí trở lại. TCĐB cho rằng, phương án này sẽ khiến phương án tài chính của dự án bị vỡ, do đó dự án sẽ không khả thi.

Tuy nhiên, ưu điểm của phương án là sẽ giải quyết căn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải An Giang và các chủ phương tiện lưu thông theo hướng đi từ QL80 (hướng từ tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp) qua trạm thu phí T2 về tỉnh An Giang và ngược lại.

Thứ hai, là giữ nguyên trạm thu phí T2 và tiếp tục thực hiện giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Theo TCĐB, phương án này sẽ khiến các bất cập đối với trạm thu phí T2 chưa được xử lý dứt điểm khiến việc giữ ổn định trong tổ chức thu phí gặp nhiều khó khăn.

Ngược lại, ưu điểm của phương án là sẽ tổ chức thu phí lại được ngay, số thu phí cơ bản đảm bảo so với phương án tài chính, thời gian thu phí không bị kéo dài; không gây lãng phí sau khi tuyến tránh TP Long Xuyên dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành khai thác năm 2023 do không phải di chuyển trạm.

Thứ ba là di dời trạm thu phí T2 về phía TP Cần Thơ qua ngã ba Lộ Tẻ (giao QL80 với QL91) tại vị trí khoảng Km49+100 QL91. TCĐB cho rằng, phương án này sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân liên quan đến giải phóng mặt bằng để xây dựng trạm. Đồng thời tạo dư luận không tốt, tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến tình hình chung của các dự án BOT trong cả nước và ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng và Nhà nước về kêu gọi nguồn lực xã hội hóa đầu tư.

Ngoài ra, phương án sẽ phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng trạm tại vị trí mới khoảng 38 tỷ đồng làm tăng tổng mức đầu tư của dự án và kéo dài thời gian hoàn vốn. Việc giải phóng mặt bằng, xây dựng trạm thu phí mất thời gian khoảng từ hơn 1 năm.

Ở chiều ngược lại, phương án ba sẽ giải quyết căn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải An Giang và các chủ phương tiện lưu thông theo hướng đi từ QL80 (hướng từ tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp qua cầu Vàm Cống) qua trạm thu phí T2 về tỉnh An Giang và ngược lại (đi quãng đường ngắn) do không qua trạm thu phí (tại vị trí mới) và không phải trả tiền.

Lại có thêm 5 phương án xử lí bất cập tại Trạm BOT T2 - Ảnh 2.

BOT T2 từng bị các tài xế phản ứng quyết liệt.

Thứ tư là giữ nguyên trạm thu phí T2 và bổ sung cổng kiểm soát tại vị trí Km49+100. Nhược điểm của phương án là khiến thời gian thu phí hoàn vốn của dự án bị kéo dài do bổ sung chi phí đầu tư tại cổng kiểm soát vị trí km49+100. Doanh thu thu phí thấp làm ảnh hưởng đến dòng tiền hoàn vốn và kế hoạch trả nợ ngân hàng tài trợ vốn cho dự án, nhà đầu tư có nguy cơ bị chuyển thành nhóm nợ xấu. Phương án tài chính bị phá vỡ, dự án không khả thi.

Ưu điểm của phương án này là sẽ giải quyết căn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải An Giang và các chủ phương tiện lưu thông theo hướng đi từ QL80 (hướng từ tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp qua cầu Vàm Cống) qua Trạm thu phí T2 về tỉnh An Giang và ngược lại do không phải trả tiền khi đi quãng đường ngắn.

Bên cạnh đó, phương án cũng giúp không phải giải phóng mặt bằng do việc xây dựng cổng kiểm soát vị trí km49+100 được thực hiện đơn giản, phạm vi nhỏ. Có thể triển khai xây dựng sớm và tổ chức thu phí hoàn vốn cho Dự án trong năm 2020.

Nên tạm dừng thu phí trạm T2?

Thứ năm là không thu phí trạm thu phí T2 và Nhà nước hỗ trợ khoảng 850 tỷ đồng. Đây là phương án sẽ khiến Nhà nước phải bố trí ngân sách để hỗ trợ cho dự án. Hiện nay, chưa có dự án nào được thực hiện theo hình thức này (nếu được thực hiện có thể sẽ gây hiệu ứng đối với các dự án khác).

Lại có thêm 5 phương án xử lí bất cập tại Trạm BOT T2 - Ảnh 3.

Lựa chọn phương án phù hợp là yêu cầu cấp thiết của Trạm BOT T2.

Nhưng bù lại, phương án này sẽ giải quyết triệt để kiến nghị của Hiệp hội vận tải An Giang và các chủ phương tiện lưu thông theo hướng đi từ QL80 (hướng từ tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp) qua trạm thu phí T2 về tỉnh An Giang và ngược lại do các phương tiện không phải đi qua trạm thu phí T2.

Theo TCĐB, trước khi trình 5 phương án giải quyết bất cập tại trạm thu phí T2 lên Bộ GTVT, đơn vị này đã cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương án đề xuất để lựa chọn phương án tối ưu giải quyết bất cập của dự án. Đối với từng phương án đều có những ưu nhược điểm khác nhau và đều có những bất cập.

Do đó, TCĐB kiến nghị Bộ GTVT chủ trì làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Nhơn Trạch cho nhà đầu tư điều chỉnh lại cơ cấu trả nợ gốc và giữ nguyên nhóm nợ cho nhà đầu tư. TCĐB cho rằng, điều này sẽ giải quyết đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Điều này đồng nghĩa với việc, TCĐB nghiêng về phía phương án thứ nhất nhiều hơn. Tức là đơn vị này ủng hộ việc không thu phí trạm T2 đến khi tuyến tránh TP Long Xuyên đi vào hoạt động sẽ tổ chức thu phí trở lại.

Trong thời gian tạm dừng thu phí tại trạm T2, dự án chỉ tổ chức thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí T1 (Km16+905) đến khi dự án tuyến tránh thành phố Long Xuyên hoàn thành đưa vào sử dụng các phương tiện qua khu vực sẽ có sự lựa chọn, không phải qua trạm thu phí T2.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.