Lâm Đồng chốt thời điểm khởi công cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66 km với tổng mức đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng. Dự án này dự kiến được khởi công vào quý I/2024.

Hướng tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. (Ảnh: Đèo Cả).

Thông tin từ Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa qua đã phát đi Thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc về tình hình thực hiện các công trình giao thông trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế của tỉnh.

Cụ thể, về tình hình thực hiện cao tốc Tân Phú - Bảo Lộccao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, Thông báo nêu cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định ngày 10/11/2022 và giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo phương thức đối tác công tư.

Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư. UBND tỉnh Lâm Đồng đã triển khai các thủ tục liên quan theo đúng quy định (như chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Cùng với đó, phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở;...) và triển khai thực hiện thống kê, tính toán khối lượng, phạm vi giải phóng mặt bằng, cũng như chuẩn bị đầu tư các khu tái định cư. Về cơ bản các dự án đã được triển khai theo đúng kế hoạch.

Về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, hoàn thành trước ngày 15/12, bảo đảm tiến độ khởi công vào quý I/2024.

Cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66 km (trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng chiều dài 55 km; đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai chiều dài 11 km), chiều rộng nền đường 17 m với 4 làn xe. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án này là 17.200 tỷ đồng

Về kiến nghị bổ sung nguồn vốn Ngân sách Trung ương cho dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1) với kinh phí 2.500 tỷ đồng, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ Nghị quyết ngày 15/11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và và Thông báo ngày 21/11 của Tổng Thư ký Quốc hội, thực hiện các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

UBND tỉnh Lâm Đồng rà soát, chuẩn bị các điều kiện để khẩn trương hoàn thiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định ngay sau khi được cấp có thẩm quyền thông báo vốn.

Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là dự án nhóm A, được đầu tư theo phương thức PPP (giai đoạn 1 là BOT).

Nhà đầu tư đề xuất dự án là liên danh CTCP Tập đoàn T&T, CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang - FUTA GROUP, CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành (CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang - FUTA GROUP là đại diện Liên danh Nhà đầu tư).

Về quy mô, tổng chiều dài cao tốc là 73,64 km, đi qua TP Bảo Lộc và các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 19.521 tỷ đồng, thu hồi hơn 618 ha đất. Tổng mức đầu tư giai đoạn giai đoạn 2 khoảng 6.227 tỷ đồng. 

Đối với đầu tư nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Liên Khương, sân bay Liên Khương đã được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế, với quy mô cấp 4E, công suất 5 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2021 - 2030) và 7 triệu hành khách/năm (định hướng đến năm 2050).

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương phê duyệt quy hoạch chi tiết; phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện đầu tư nâng cấp trên cơ sở căn cứ nhu cầu và Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo Báo Đầu tư, sân bay này sau khi được nâng cấp sẽ có công suất thiết kế đến năm 2030 là 5 triệu lượt hành khách/năm, bao gồm việc xây dựng thêm một nhà ga quốc tế trên diện tích đất hiện có là 340 ha.

Tổng mức đầu tư dự án là khoảng 4.328 tỷ đồng, do nhà đầu tư tự huy động với thời gian thực hiện từ năm 2023 - 2026.

Về đầu tư đường cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng), theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc này được đầu tư trong giai đoạn sau năm 2030.

UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Khánh Hòa căn cứ nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động được nguồn lực, thống nhất với Bộ GTVT để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đầu tư sớm hơn theo đúng quy định.

Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh các quy hoạch có liên quan để đầu tư, khai thác có hiệu quả hạ tầng kinh tế, xã hội liên quan đến tuyến đường này, trong đó nghiên cứu áp dụng mô hình TOD.

Theo báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải và đơn vị tư vấn  là CTCP Tư vấn Trường Sơn, dự án có tổng chiều dài khoảng 103 km, trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa khoảng 48 km, đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km.

Quy mô đầu tư dự án gồm 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m, bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục; áp dụng tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc với tốc độ thiết kế 80 - 100 km/h. 

Về vốn đầu tư dự án, trong giai đoạn phân kỳ, dự án có tổng mức đầu tư gần 27.500 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư PPP - hợp đồng BOT, có sự tham gia hỗ trợ của nhà nước; giai đoạn hoàn thiện có tổng mức đầu tư khoảng 36.200 tỷ đồng. 

Về dự án khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, tại thông báo ngày 11/1của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu phương án khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP.

Phó Thủ tướng đề nghị Tỉnh khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định.

Thông tin từ TTXVN, theo đề xuất của Cục Đường sắt Việt Nam, dự án này có điểm đầu tại ga Tháp Chàm (Km0+000) thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM (phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận); điểm cuối là ga Đà Lạt (Km 83+490) thuộc phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tổng chiều dài tuyến đường thuộc dự án khoảng 83,5 km.

Dự án có tổng mức đầu tư 24.902 tỷ đồng, gồm cả lãi vay trong thời gian thi công, trong đó 3 khoản chi phí lớn nhất là bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 4.092 tỷ đồng; xây dựng 4.055 tỷ đồng; thiết bị 8.218 tỷ đồng.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.