Làm sao để ‘cai nghiện’ Facebook hiệu quả?

Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để online Facebook và không thể kiểm soát được thì rất có thể là đã bị “nghiện” và cần phải cai sớm tìm cách "cai" sớm trước khi xảy ra các vấn đề sức khỏe.
 
lam sao de cai nghien facebook hieu qua Những dấu hiệu nghiện facebook bạn cần đi khám ngay
lam sao de cai nghien facebook hieu qua Ngăn ngừa chứng 'nghiện Facebook' ở con trẻ

Nhập viện tâm thần vì “nghiện” Facebook

TS. BS Tô Thanh Phương, Trưởng khoa Cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, hiện tại Khoa đang điều trị cho 3 trường hợp “nghiện” điện thoại nặng phải nhập viện, đáng nói là cả 3 đều có tuổi đời rất trẻ.

Đặc biệt nhất là trường hợp của em N.T.T.H (18 tuổi, Hà Nội), H. nhập viện do bị nghiện Facebook trầm trọng, cha mẹ phải đánh thuốc mê để đưa vào viện. Bố H. cho biết, nữ sinh này thường xuyên trốn học, chỉ ở nhà cầm điện thoại suốt ngày đêm, lực học sa sút và sống khép kín.

Trường hợp thứ 2 là chị N.T.T T. (26 tuổi, ở Hà Nội), bệnh nhân này bị “nghiện” Facebook đến mức bỏ bê việc chăm con, quên cả cho con bú. Bác sĩ Phương cho biết, khi tiếp nhận T. gầy như xác ve, không ăn uống gì, mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ vào nhân viên y tế và người thân.

lam sao de cai nghien facebook hieu qua
(Ảnh: news.zing.vn)

Đến nay, sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân T. đã có những chuyển biến tích cực như tinh thần khoan khoái hơn, mặt mũi hồng hào và có thể ăn không cần qua đường xông… Tuy nhiên, để khỏi bệnh sẽ phải mất nhiều thời gian hơn nữa.

Một trường hợp còn rất trẻ khác là bệnh nhân 18 tuổi bị tâm thần vì nghiện Facebook. Đó là cô gái 18 tuổi thường xuyên thức đêm để "chơi phây". Phụ huynh cho biết, trước khi vào viện, bệnh nhân có những triệu chứng bất thường như không ăn uống, thức khuya, hay lẩm bẩm một mình.

Theo nhận định của các bác sĩ, bệnh nhân này đang ở giai đoạn cấp tính, bị ám ánh và mắc chứng ảo thanh, luôn thấy có người chửi bới trong đầu, thường xuyên nói nhảm một mình.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hiện nay, “nghiện” Facebook đã trở thành một thực trạng đáng báo động, tuy nhiên rất ít người đủ tỉnh táo để có thể nhận ra những tác hại của nó. Dưới đây là những dấu hiệu “nghiện” facebook mà bạn cần chú ý:

lam sao de cai nghien facebook hieu qua
(Ảnh: ViCare)

Chờ “like”: Có không ít người cảm thấy bị thua cuộc, bị lãng quên, tự ti… rồi dần dần sinh ra trầm cảm, mất ăn, mất ngủ chỉ vì ít like trên Facebook.

Thích "câu like": Vì muốn nhận được nhiều lượt “like”, follow mà nhiều người đã thường xuyên đăng tải những thông tin, hình ảnh riêng tư, hình ảnh gây sốc lên mạng. Thậm chí muốn nổi tiếng trong thế giới ảo nên không ít bạn trẻ đã có các phát ngôn gây sốc, chụp ảnh nude… để câu like.

Nghiện “chụp ảnh tự sướng”: Sở thích chụp ảnh “tự sướng” có thể dẫn đến tình trạng rối loạn trí óc.

lam sao de cai nghien facebook hieu qua
(Ảnh: Bắc Giang GOV News)

Nếu thấy người thân trở nên lầm lì, hay cáu gắt, không thích giao tiếp với người khác, mắt hay nhìn xuống, bàn tay bị chai và suốt ngày “ôm” điện thoại thì gia đình cần đưa đến các cơ sở về sức khỏe tâm thần để điều trị sớm, cắt nghiện Facebook.

Những cách “cai nghiện” Facebook và mạng xã hội hiệu quả

1. Xóa ứng dụng mạng xã hội

Hãy gỡ bỏ ứng dụng Facebook ra khỏi thiết bị di động của bạn. Bởi chúng có thể được tải lại một cách dễ dàng bất cứ lúc nào, hoặc bạn cũng có thể truy cập ứng dụng trên trình duyệt. Nhưng thay vì bấm vào biểu tượng để vào xem ngay thì bạn sẽ phải gõ địa chỉ trong trình duyệt. Do đó sẽ tốn nhiều thời gian hơn, khiến bạn không còn động lực để lên face mỗi khi rảnh rỗi nữa.

lam sao de cai nghien facebook hieu qua
(Ảnh: RostovGazeta)

2. Bỏ theo dõi các tài khoản cập nhật liên tục

Một trong những điều khiến mạng xã hội thú vị hơn đó là bạn có thể ngồi nhà và theo dõi tin tức của bạn bè hay các ngôi sao, website hài hước… Nếu muốn “cai nghiện” Facebook thì trước hết bạn cần ngay lập tức ngừng theo dõi những trang này. Vì khi lướt Facebook bạn sẽ cảm thấy nhàm chán hơn nhiều, điều này làm bạn không muốn tiếp tục nữa.

3. Đặt ra các nguyên tắc và làm theo

Nếu bạn là người có khả năng kiểm soát bản thân tốt hơn thì hãy đặt ra một quy tắc. Ví dụ như nói không với Facebook sau 6h chiều, chỉ vào Instagram vào cuối tuần, không dùng Twitter trong giờ hành chính… Nếu là một người thích chia sẻ nhiều thứ, bạn hãy hạn chế và chỉ đăng ảnh hàng tuần thay vì hàng ngày. Hoặc cập nhật trạng thái vào cuối tuần chứ không đăng cả chục lần mỗi ngày như thói quen trước đây.

4. Thay thế bằng hoạt động khác

lam sao de cai nghien facebook hieu qua
(Ảnh: Xã hội)

Mỗi khi cảm thấy muốn “click” vào biểu tượng Facebook, bạn hãy đứng dậy và đi ra ngoài uống một tách trà, ly cà phê hay đi dạo một vòng quanh cơ quan… Còn nếu bạn là người có sở thích đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài thì cũng nên áp dụng thử.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp

Trong trường hợp bạn cảm thấy không thể rời khỏi Facebook quá 15 phút thì hãy đến gặp bác sĩ tâm lý. Bởi đây là một vấn đề đáng lo ngại, bạn cần được bác sỹ tâm lý giải thích, tư vấn về tình trạng hiện tại. Từ đó giúp bạn điều chỉnh, kiểm soát những suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình tốt hơn.

lam sao de cai nghien facebook hieu qua Nghiện mạng xã hội, mẹ 9x quên ăn, không cho con bú
lam sao de cai nghien facebook hieu qua Người nghiện Facebook ùn ùn nhập viện tâm thần
lam sao de cai nghien facebook hieu qua Nghiện facebook dễ mắc bệnh trầm cảm, tâm thần
chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.