Phòng ngừa bệnh trong mùa bão lũ | |
5 nguyên tắc ‘vàng’ phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa bão lụt |
Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý nếu sống trong vùng tâm bão hay những vùng chịu ảnh hưởng của bão.
CHỦ ĐỘNG THEO DÕI DỰ BÁO THỜI TIẾT
Đây là một việc làm hết sức cần thiết để bạn biết được bão sẽ đổ bộ vào đâu và đi qua những địa phương nào. Từ đó có thể đưa ra các phương pháp phòng tránh bão chính xác và hiệu quả nhất. Để làm được điều này, bạn cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình hay sóng phát thanh, đọc các thông tin báo chí từ các nguồn tin chính thống. Đồng thời bạn cũng cần phải có danh sách số điện thoại cần thiết để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp như cứu hộ cứu nạn, công an, cấp cứu y tế...
KIỂM TRA, GIA CỐ NHÀ CỬA
(Ảnh: Báo Thanh Niên) |
Trước khi bão hay có mưa to, gió lớn bạn nên kiểm tra lại toàn bộ nhà cửa và sữa chữa nếu thấy có dấu hiệu xuống cấp. Một số vị trí cần phải kiểm tra và sửa chữa đó là cửa sổ, trần nhà, tầng áp mái, cửa ra vào. Nếu như các vị trí này có lỗ thủng, không chắc chắn thì tìm cách khắc phục nhanh chóng. Việc kiên cố nhà cửa sẽ giúp tránh được các thiệt hại đáng tiếc cả về người và của. Ngoài ra cũng nên kiểm tra lại hệ thống thoát nước để thông tắc nếu cần.
RÀ SOÁT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
(Ảnh: Công ty TNHH THIẾT BỊ VẬT TƯ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT) |
Các tai nạn về điện là một trong những nguy hại thường xảy ra nhất trong mùa bão lũ. Những tình trạng hay xảy ra nhất đó là đứt dây dẫn, chập điện, cháy nổ các thiết bị… Để phòng tránh các tai nạn này, bạn cần kiểm tra lại các thiết bị điện trong nhà để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động tốt.
Các ổ điện cần để trên cao để không bị nước mưa ngập tới. Nếu như không cần sử dụng thì bạn có thể ngắt kết nối hệ thống điện của máy nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh… Bên cạnh đó, bạn có thể mua một hệ thống ổn áp điện thông minh để bảo vệ các thiết bị điện và an toàn khi sử dụng.
DỰ TRỮ LƯƠNG THỰC
Thông thường khi bão đến, nhất là ở những khu vực chịu sự ảnh hưởng nặng nề của bão thì việc mua bán, trao đổi các nguồn thực phẩm, nước uống, thuốc men sẽ trở nên khó khăn hơn ngày thường rất nhiều.
(Ảnh: indianapublicmedia.org) |
Gia đình bạn nên dự trữ đủ thực phẩm cho vài ngày, đặc biệt cần chuẩn bị những loại thực phẩm khô, đồ ăn sẵn và có thời gian sử dụng dài như mỳ ăn liền, lương khô, bánh…
Ngoài thực phẩm, một số vật dụng khác bạn cũng cần chuẩn bị đó là đèn pin, đèn dầu, nến… hay các loại thuốc như thuốc cảm, thuốc tiêu chảy, dầu gió, bông băng….
LẮP CỘT THU LÔI
(Ảnh: dienphilong.vn) |
Những khu vực thường xuyên có sét đánh thì nên lắp đặt hệ thống cột thu lôi chống sét, nhằm bảo vệ an toàn cho các thiết bị và con người. Cột thu lôi cần được lắp đặt ở vị trí cao. Tuy nhiên, cũng không nên cao quá vì có thể bị nghiêng hay đổ khi có gió bão. Tùy vào từng điều kiện và đặc trưng của mỗi công trình, nhà ở mà nên có sự tính toán, thiết kế và lắp đặt cột thu lôi hợp lý, bảo đảm an toàn tối ưu cho công trình và người sử dụng.
KHI BÃO ĐI QUA
Nếu ngôi nhà của bạn bị bão tàn phá thì cần phải xem xét kĩ lưỡng, chỉ khi nhận thấy thực sự an toàn thì mới bước vào. Thêm vào đó, người dân vùng bão cũng nên để ý xem có rắn ở trong nhà hay không, có dây điện bị đứt, rơi xuống nhà hay không để hạn chế các nguy cơ gặp nạn. Việc cuối cùng cần làm khi bão đi qua đó là dọn dẹp “bãi chiến trường” để trở lại nhịp sống bình thường.
KINH NGHIỆM ĐI XE MÁY Ở VÙNG NGẬP NƯỚC - Nếu nước ngập quá ống bô thì không nên đi qua khu vực đó. - Trong trường hợp bắt buộc phải vượt qua thì hãy đi xe ở số 1, hoặc cùng lắm là số 2.
- Không được giảm ga khi đi trong vùng ngập nước. Nếu gặp chướng ngại vật, chỉ sử dụng phanh chứ không giảm ga. - Trong trường hợp bị tắt máy giữa chừng thì cần dắt xe ra ngoài vùng ngập chứ không cố nổ máy lại. |