Làm việc tới chết ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đang báo động tình trạng người lao động làm việc liên tục nhiều giờ dẫn tới chết vì kiệt sức. 
lam viec toi chet o han quoc 'Làm việc tới chết': Giới hạn làm thêm 100 giờ/tháng liệu đã ổn?

"Chết do làm việc quá sức" đang trở thành vấn đề nổi cộm những năm gần đây tại Hàn Quốc, theo Korea Times. Cho Man-sik, 44 tuổi, làm việc tại bưu điện Yeongin trong 15 năm, chết lúc sáng sớm trong căn hộ ở Asan, tỉnh miền nam Chungcheong vì xơ vữa động mạch sau nhiều năm làm việc quá sức. Trước đó, hai đồng nghiệp đã gọi điện cho ông Cho, yêu cầu giao thêm bưu kiện cho khách.

"Nếu chúng tôi để lại 100 kiện hàng không giao, ngày mai khối lượng công việc sẽ tăng lên 200", một bưu tá cho biết. "Korea Post (Cơ quan bưu chính Hàn Quốc) không hề biết bưu tá chúng tôi làm việc căng thẳng thế nào. Họ cứ nghĩ rằng chúng tôi làm việc chưa hết sức".

lam viec toi chet o han quoc
Cho Man-sik là một trong những ví dụ của "kwarosa - chết do làm việc quá sức" ở Hàn Quốc. Ảnh: MBC.

Cuối tháng 12/2016, một công chức ở Văn phòng huyện Seongju tại tỉnh Gyeongsang đã chết vì trụy tim sau khi cố gắng làm sạch một khu vực để ngăn ngừa lây lan cúm gia cầm, sau khi làm việc liên tục hơn 14 giờ mỗi ngày kể từ tháng 11.

Hồi giữa tháng 1, một phụ nữ 35 tuổi, mẹ của ba con và là công chức Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, chết vì trụy tim tại cầu thang cơ quan ở Khu liên hợp chính phủ Sejong sau một tuần làm việc liên tục 12 tiếng mỗi ngày, khi vừa quay lại công sở sau kỳ nghỉ thai sản.

Vụ việc gây chấn động Hàn Quốc, khi phụ nữ được khuyến khích sinh nở nhiều hơn nhưng không dám vì phải đối mặt với một xã hội vắt kiệt sức người lao động và thói gia trưởng thâm căn cố đế trong gia đình.

Kim Yu Mi, 37 tuổi, kỹ sư IT, cho biết mình là một trong số ít phụ nữ Hàn Quốc tận dụng thời gian nghỉ phép tối đa theo quy định của chính phủ, theo AFP.

"Ít nhất công ty đã không đuổi việc khi tôi đòi nghỉ thai sản", bà mẹ hai con nói. "Trước đây, nhân viên nữ giống tôi chỉ đơn giản là 'về nhà và đừng bao giờ quay lại'".

Tuy nhiên, khi Kim quay lại làm việc sau lần sinh con thứ nhất, cô thường về nhà lúc 21h và không thể đọc truyện cho con đi ngủ.

"Ngồi chơi, ăn tối cùng con là giấc mơ xa xỉ với tôi", Kim nói.

lam viec toi chet o han quoc
Kim Yu Mi và hai con. Ảnh: AFP.

Ở các gia đình có hai vợ chồng cùng đi làm, đàn ông chỉ dành 40 phút làm việc nhà hoặc trông con, ít hơn nhiều so với phụ nữ, với trung bình 3 giờ một ngày.

Giáo sư xã hội học Lee Na Young tại đại học Chung-Ange, Seoul, nhận xét "văn hóa lao động triền miên ở công ty và thói gia trưởng coi phụ nữ là người chịu trách nhiệm chăm sóc gia đình đang khiến nhiều phụ nữ sợ kết hôn".

Theo thống kê, số giờ làm việc trung bình của người Hàn Quốc là 2.113 giờ một năm, đứng thứ hai trong số các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sau Mexico.

Tuy nhiên, nhiều cuộc khảo sát cho thấy thực tế tệ hơn và có xu hướng giống Nhật Bản, nơi thường xuyên có người lao động chết do lao lực. Hiện tượng này lần đầu ghi nhận ở Nhật năm 1960, khi một nhân viên vận chuyển của công ty báo chí lớn nhất Nhật Bản chết vì đột quỵ.

Trong khi Nhật Bản đã đưa ra một số quy định mới nhằm ngăn ngừa hiện tượng chết vì lao lực (karoshi), thì các công ty Hàn Quốc vẫn chưa chú trọng đến vấn đề này và thường có xu hướng gạt bỏ trách nhiệm với người lao động, hay ngầm cho phép họ đi làm muộn hơn nếu quá mệt, thay vì đưa ra các quy định chính thức để ngăn ngừa.

"Cụm từ mới lưu hành ở Hàn Quốc có thể sẽ là kawarosa (chết vì làm việc quá sức trong tiếng Hàn), ngoài những cụm từ thông dụng như kimchi, bibimpap và bulgogi", theo một giáo sư đại học Ajou.

lam viec toi chet o han quoc Nỗi ám ảnh mang tên 'làm việc đến chết' của thanh niên Nhật
lam viec toi chet o han quoc Vấn nạn 'làm việc tới chết' của người Nhật
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.