Lắp camera có phải là 'cây đũa thần' để trẻ không bị bạo hành tại lớp?

Theo một số chuyên gia, việc lắp đặt camera giám sát ở lớp mới chỉ là điều kiện cần thôi chứ chưa phải là "cây đũa thần" để đảm bảo các cháu không bị bạo hành.
lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop Khởi tố, bắt tạm giam chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh có bảo mẫu hành hạ trẻ
lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop Trường mầm non Mầm Xanh thay đổi giáo viên liên tục khi bị phát hiện bạo hành trẻ?
lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop Vụ bảo mẫu trường tư thục hành hạ trẻ: 'Tôi thấy bảo mẫu dùng cả... dao để hành hạ trẻ là man rợ'
lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop Xác định điểm sàn riêng không phải là 'cây đũa thần' cho ngành Sư phạm

Thời gian gần đây, dư luận xã hội đã liên tục bị chấn động bởi thông tin về các vụ việc trẻ em bị bạo hành và xâm hại thân thể một cách nghiêm trọng. Nổi lên trong số đó chính là vụ việc bảo mẫu ở Lớp Mẫu giáo Mầm Xanh (phường Hiệp Thành, quận 12, TP HCM) có hành vi bạo hành trẻ em trong thời gian dài mới bị báo chí phanh phui, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.

lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop

Chính quyền thành phố cũng đã có những hành động rốt ráo để ngăn chặn các nguy cơ trẻ bị bạo hành. Một trong số đó chính là yêu cầu các cơ sở trông giữ trẻ tư thục phải lắp đặt camera giám sát. Tuy nhiên, điều này có thực sự là giải pháp then chốt - là "Cây đũa thần" để đảm bảo rằng trẻ sẽ tránh được hoàn toàn nguy cơ bị bạo hành hay không? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm hiểu thêm thông tin.

Cái chính là ở giáo viên

lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop
GS.VS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ảnh: Đình Tuệ.

Trao đổi với chúng tôi, GS.VS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng: "Sự việc các bảo mẫu bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non Mầm Xanh là cực kỳ nghiêm trọng. Điều này tuyệt đối không được phép tiếp diễn mà phải chấm dứt trong tất cả các trường học của chúng ta.

Đây là chuyện rất đau khổ. Nhà trường phải là môi trường tốt đẹp nhất trong xã hội ta nên thầy cô phải là người hiền hậu, giỏi giang cả về trí tuệ, đạo đức. Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng bạo hành trong nhà trường là sự bất hạnh của chúng ta. Dù sự việc đã được các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý, nhưng cần có sự vào cuộc của tất cả các ban ngành và phải làm kiên trì thì mới giải quyết triệt để được vấn đề này".

Bên cạnh đó, GS Hạc cũng nêu quan điểm: Việc lắp đặt camera ở các lớp mầm non không giúp nhiều trong việc giảm bạo lực. Cái chính nằm ở những giáo viên phải là người nhân hậu, phải là những người mẫu mực trong việc dạy dỗ trẻ em. Việc lắp camera chỉ là biện pháp tức thời, không phải lâu dài.

"Qua sự việc này, cần phải xem lại trách nhiệm của Phường, của Phòng và Sở GD&ĐT. Tại sao những người không có bằng cấp gì lại được dạy ở cơ sở này? Đấy là sai lầm của các nhà quản lý. Tôi nghĩ, những người được học sư phạm mới được dạy các trường từ mầm non trở lên. Nhưng ở nước ta, yêu cầu này còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Cái đó là do quản lý từ Sở GD&ĐT đến cấp Phòng còn chưa làm đúng quy định. Không được học về sư phạm sao lại được làm mẫu giáo và đánh trẻ còn", vị nguyên Bộ trưởng nhấn mạnh.

Camera không phải 'Cây đũa thần'

Là một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em, bà Ninh Thị Hồng - Ủy viên thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: “Việt Nam mới ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Trẻ em cũng vừa được ban hành nhưng những vụ việc đáng tiếc này xảy ra khiến chúng tôi vừa bất lực, vừa bức xúc".

lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop
Bà Ninh Thị Hồng - Ủy viên thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Ảnh: Internet.

"Trẻ em còn rất non nớt nên hệ thần kinh chưa vững vàng. Để chăm sóc và bảo vệ các em cần có những lời yêu thương ngọt ngào, hành động chậm rãi. Còn hàng loạt hành vi như đập can nhựa, ống nhôm vào mặt, thậm chí dọa dẫm bằng dao... sẽ khiến các em bị tổn thương hệ thần kinh một cách khủng khiếp. Lớn lên các con sẽ chậm phát triển, sợ sệt, thu mình lại hoặc có hành vi bạo hành người khác như mình đã từng bị đối xử”, bà Hồng phân tích.

Để bảo vệ trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng lên án các hành vi bạo hành ở các khu dân cư có đời sống khó khăn, phụ huynh phải gửi con ở các nhóm trẻ. Những hội viên của Hội sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn sự mâu thuẫn giữa gia đình với con cái và giữa cộng đồng với học sinh. Hội còn có mạng lưới luật sư, luật gia hỗ trợ bào bữa về mặt pháp lý miễn phí cho người nhà của trẻ khi ra tòa tranh tụng.

Ngoài ra, bà Hồng cũng cho rằng nên tăng cường các quy định để giám sát trường học. Ngoài việc giám sát bằng camera, cần công khai sự giám sát với nhiều người, không thể để tồn tại những cơ sở “kín cổng cao tường” có hoạt động sai trái lâu ngày mà không được phát hiện. Ví dụ muốn mở giám sát thì phải có cơ sở đảm bảo, phụ huynh hay bất chợt người nào đến kiểm tra đều được.

Đối với các bậc phụ huynh cần dành thời gian chăm sóc con, xem con ngủ có giật mình hay khóc lóc không, thường xuyên đặt câu hỏi xem ở trường con yêu cô nào nhất... Vai trò giám sát của cộng đồng là rất quan trọng. Có nơi chỉ cần nghe thấy tiếng khóc của trẻ một cách bất thường là đã nghĩ ngay tới nguy cơ trẻ có thể bị bạo hành rồi.

"Có người cho rằng, lắp đặt camera giám sát là an tâm tuyệt đối về trẻ, nhưng tôi thì không cho là vậy. Việc lắp camera không phải là 'Cây đũa thần' mà chỉ là điều kiện cần để trẻ giảm bớt nguy cơ bị bạo hành mà thôi. Hơn nữa, khi lắp thì phải đảm bảo xem cơ chế hoạt động ra sao, ai giám sát, có thường xuyên và làm nghiêm túc hay không? Tôi nghĩ chính là ở khâu quản lý của chúng ta, các giáo viên phải là những người có tâm với nghề thì mới hạn chế được bạo hành trẻ", bà Ninh Thị Hồng nêu quan điểm.

Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, việc bạo hành trẻ em là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Do đó phải xử lý thật nặng để làm gương cho người khác. Sở dĩ phải xử lý thật nặng bởi điều này từ trước đến nay đã nói rất nhiều, đã bàn nhiều nhưng vẫn không khắc phục được nên theo tôi phải có hình thức xử lý nghiêm và mạnh mẽ.

“Bạo hành trẻ em không chỉ ảnh hưởng về thể xác mà còn ảnh hưởng nhiều về tinh thần cũng như về tâm sinh lý của trẻ. Các nghiên cứu về tâm lý học cho thấy, việc bạo hành gây sang chấn về tâm lý và để lại dấu vết trong tâm trí của trẻ, để lại dấu vết trong não rất nguy hiểm. Có những trẻ lúc nhỏ đã từng bị bạo hành như thế, sau này không phát triển được, tinh thần bị kiệt quệ, đôi khi biến thành con người có tâm tính khác hẳn", ông Phú nhấn mạnh thêm.

lap camera co phai la cay dua than de tre khong bi bao hanh tai lop Vụ bảo mẫu trường tư thục hành hạ trẻ: 'Tôi thấy bảo mẫu dùng cả... dao để hành hạ trẻ là man rợ'

"Tôi thực sự cảm thấy sốc vô cùng trước sự việc kinh hoàng này. Dù là người đã từng trải với 20 năm làm trong ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.