LDG Group chính tức sở hữu dự án 28,168 m2 xây dựng khu căn hộ cao cấp sau khi mua lại từ Quốc Cường Gia Lai

Sau khi về tay LDG Group, dự án Sông Đà Riverside mang tên mới: Khu căn hộ cao cấp LDG River.

Theo thông tin từ Nghị quyết HĐQT CTCP Đầu tư LDG (LDG Group, mã: LDG), doanh nghiệp này vừa chính thức nhận chuyển nhượng dự án khu căn hộ cao cấp Sông Đà Riverside tại quận Thủ Đức, TP HCM từ CTCP Đầu tư Quốc Cường Gia Lai (Mã: GCG) .

Như vậy, LDG Group chính thức sở hữu dự án rộng hơn 28,168 m2 để đầu tư xây dựng khu căn hộ cao cấp. 

"Thương vụ này là kết quả trong nhiều tháng đàm phán hai bên để LDG Group mua lại 99,9% cp của CTCP Bất động sản Hiệp Phúc, pháp nhân sở hữu dự án này", thông tin công bố trên website của LDG Group nêu rõ.

LDG nhận chuyển nhượng lại từ QCG dự án Sông Đà Riverside tại Thủ Đức - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án khu căn hộ cao cấp LDG River. (Ảnh: LDG Group)

Sau khi thương vụ hoàn tất, dự án được đổi tên thành Khu căn hộ cao cấp LDG River, có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,153 tỉ đồng. 

Dự án nằm ven sông Sài Gòn đoạn qua quận Thủ Đức (TP HCM) trên trục đường Quốc lộ 13 kết nối vào trung tâm thành phố và đường Phạm Văn Đồng.

Ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT LDG Group chia sẻ: "Dự án này sẽ được đầu tư phát triển theo mô hình căn hộ cao cấp và cung ứng ra thị trường hàng nghìn căn hộ". 

Ngày 24/8/2017, Quốc tế An Vui (sau này là CTCP Bất động sản Hiệp Phúc) nhận chuyển nhượng Dự án Sông Đà Riverside từ CTCP ANI (Mã: SIC) với giá trị chuyển nhượng thực nhận 280,5 tỉ đồng.

Trong đó, 237,5 tỉ đồng là giá trị quyền phát triển dự án và 43 tỉ đồng là số tiền mà SIC phải hoàn trả lại Quốc tế An Vui theo hợp đồng liên kết đầu tư ngày 8/9/2008.

Cùng ngày diễn ra sự kiện này, Quốc Cường Gia Lai đã mua lại 90% vốn của Quốc tế An Vui, sau đó đổi tên thành BĐS Hiệp Phúc và tăng vốn cho đơn vị này từ 30 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng.

Đến tháng 11/2017, HĐQT SIC thông qua việc thành lập CTCP Đầu tư Bất động sản An Phúc để thực hiện Dự án Sông Đà Riverside.

Pháp nhân mới này có vốn điều lệ 700 tỉ đồng, SIC góp 51,5% vốn bằng giá trị đã thực hiện đầu tư vào dự án, phần còn lại BĐS Hiệp Phúc góp bằng tiền mặt.

Ban đầu SIC và Quốc tế An Vui hợp tác thực hiện dự án theo hợp đồng ngày 8/9/2008. Dự án có qui mô 23.466 m2 và tổng mức đầu tư dự kiến 977 tỉ đồng. Trong đó, SIC góp 50% và Quốc tế An Vui góp 49%.

Ngày 23/10/2012, Quốc tế An Vui có công văn đề nghị thoái vốn, yêu cầu SIC bồi thường thiệt hại và tạm ngưng dự án. Tại thời điểm cuối quí II/2017, SIC cho biết hai bên vẫn đang tranh chấp và Quốc tế An Vui đã khiếu kiện lên tòa án.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.