Nên cúng ông Công ông Táo giờ nào là tốt? Cúng ở đâu là chuẩn nhất trong nhà?

Theo truyền thống người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày vua bếp lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn của gia đình trong năm đó, vì thế mọi người cần hiểu đúng ý nghĩa của tập tục này để có những ứng xử văn hóa, tâm linh phù hợp. Vậy cùng tìm hiểu lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà là chuẩn nhất?

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Ngoài những lễ vật trên, để chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo được đầy đủ thì cần phải làm mâm cỗ mặn. Trong mâm cỗ Táo Quân này không nhất thiết phải thực hiện cầu kì. Nhưng cũng cần gia chủ thực hiện chuẩn bị mâm cỗ 1 cách chỉn chu và trang trọng nhất có thể. Bộ mâm cỗ mặn cúng ông Táo sẽ bao gồm những món đồ sau:

Mâm cúng ông Táo cơ bản bao gồm:

- Thịt heo luộc.

- Gà luộc hoặc quay.

- Đĩa rau xào.

- Hành muối.

- Xôi gấc.

- Giò heo.

- Canh mọc

- Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng).

- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Cúng ông công ông táo ở đâu trong nhà? - Ảnh 1.

(Ảnh: Tạp chí Thời Đại)

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo

Sau đây là bài văn khấn ông Công, ông Táo phổ biến nhất của người Việt. Văn khấn này đã được lưu truyền nhiều đời và được NXB Văn hóa Thông tin sưu tầm, đăng tải trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

(Trích sách Văn khấn nôm của NXB Văn hóa Thông tin)

Cúng ông công ông táo ở đâu trong nhà là chuẩn nhất?

Ngày xưa, mâm cúng ông Công ông Táo thường đặt trong bếp, nơi có ban thờ Táo quân. Tuy nhiên trong ngôi nhà hiện đại ngày nay, thiết kế bếp không tiện việc đặt bàn thờ, không nhiều gia đình có ban thờ riêng cho ông Táo. Do đó, việc đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và quan niệm từng gia đình.

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp. Cụ thể là bên cạnh hoặc bên trên bếp, vì đây là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình. Thờ thần bếp là mong muốn giữ cho bếp luôn đỏ lửa, gia đình no ấm, thuận hòa.

Cúng ông Công ông Táo giờ nào là tốt nhất?

Cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp cũng được vì đó là thời gian trước khi Ông Công, Ông Táo về Thiên đình bẩm báo, với hàm ý để các vị Táo Quân có thời gian chuẩn bị chu đáo.

Khi đó, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5h00 -7h00 hoặc 9h00 -11h00, 11h00 -13h00.

Cụ thể, 9h00-11h00 ngày 23 là giờ Tỵ. Đây là giờ Tốc Hỷ. Tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

Khung giờ Ngọ (từ 11h00 – 13h00) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời, đây cũng là thời điểm nhiều người lựa chọn để cúng ông Công ông Táo.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.