Sáng 8/2 (23 tháng Chạp), lễ thượng tiêu (dựng nêu) đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Huế tái hiện lại trong Hoàng thành Huế. |
Dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản (thường vào ngày 23 tháng Chạp) như một dấu mốc cho sự ngừng nghỉ các công việc trong năm. Nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, điện Thái Hòa và các miếu trong Đại Nội. Trong ảnh: Dải lụa ghi những lời cầu mong an lành trong năm mới để treo lên cây nêu. |
Hai diễn viên đóng vai vị quan mang ấn và khay - vật dụng treo ở cây nêu. |
Lễ dựng cây nêu còn mang ý nghĩa biểu trưng cho một vương quyền. Khi chiếc Ấn được treo lên cây nêu, mọi việc trong triều đình của năm cũ coi như chấm dứt. |
Quan tam phẩm dẫn đoàn rước nêu trong Hoàng cung.Ông Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Huế, dán chữ "Thượng tiêu" lên biển lệnh dẫn đường. |
Ông Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Huế, dán chữ "Thượng tiêu" lên biển lệnh dẫn đường. |
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc trung tâm Bảo tồn di tích Huế - mặc lễ phục áo dài khăn đóng theo đoàn rước ngang qua lầu Ngũ Phụng trong Hoàng cung |
Đoàn tiểu nhạc cung đình dẫn đầu đoàn rước. Lễ dựng nêu ngày Tết tại Đại Nội là nghi lễ truyền thống tốt đẹp trong tâm thức của người Việt nói chung và trong văn hóa Huế nói riêng. |
Cây nêu dài nên rất khó khăn khi đưa vào khu vực Thế Miếu để dựng lên. Cây tre được chọn là tre đực, cao 15 m nhiều đốt và nhiều cành to khỏe. |
Chuẩn bị thực hiện nghi thức cúng thượng tiêu, ông Phan Thanh Hải đích thân làm chủ tế. |
Hồi trống nổi lên chuẩn bị kéo cây nêu lên. |
Ấn được treo ở đầu ngọn cây tre có nội dung "phú thọ khang ninh". Trên ngọn nêu treo ấn tín, bút lông, đoản kiếm. Ban tổ chức phải cử lính canh cho đến ngày khai hạ. |
Lễ dựng cây nêu tại Đại Nội Huế được tiến hành từ trục Hiển Nhơn đến Thế Miếu. bao gồm 2 phần chính rước nêu; dựng nêu. Lễ hạ nêu được chọn là ngày 7 tháng Giêng của năm mới. Sau khi dựng nêu xong ở Thái Miếu đoàn rước tiếp tục dựng thêm một cây nêu ở điện Long An. |
Cây nêu được dựng tại sân Hiển Lâm Các của Thế Miếu. Cây nêu được dựng lên trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người chính thức bắt đầu một cái Tết theo phong tục xưa. |
Đoàn tiếp tục rước cây nêu về điện Long An. |
Một bàn thờ được đặt ở điện Long An với đầy đủ các vật phẩm xưa để cúng trong lễ dựng nêu. |
Cây nêu dài và nặng nên việc dựng nêu lên cần nhiều sức lực của các lính dựng nêu |
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, chia sẻ: “Trong tiến trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế, ngoài việc bảo tồn các giá trị vật thể về các công trình kiến trúc thì việc khôi phục lễ dựng nêu ngày Tết cũng góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của vùng đất cố đô”. Phong tục dựng cây nêu ngày Tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt thời hiện đại, và được thay thế bằng việc chơi hoa đào, hoa mai, hoa cúc. Cây nêu chỉ còn được bắt gặp tại một số ít vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Dựng nêu ngày Tết bao gồm trong đó dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ những điều xấu xa của năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới an lành. |
Vườn cúc xứ Huế ấm áp sắc vàng rực rỡ
Thời tiết giá lạnh cùng với những cơn mưa phùn kéo dài vẫn không ngăn nổi sự sinh sôi, nảy nở của cây hoa cúc ... |
Dịp Tết Mậu Tuất, Huế tổ chức gì để vui chơi?
Dịp Tết Mậu Tuất 2018, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều hoạt động mừng xuân phục vụ du khách và người dân ... |