Lễ hội đền Hùng: Cân nhắc khi cho trẻ con đi chơi!

Chen chúc, xô bồ là thực trạng ở lễ hội, nên việc người lớn đưa con trẻ tới những nơi đông đúc là điều không nên. Năm trước, công an Phú Thọ đã giải cứu hàng trăm cháu nhỏ giữa biển người tại lễ hội đền Hùng. Vẫn biết con cháu nhớ về công ơn tổ tiên cha ông là một nét đẹp đạo lý nhưng đôi khi người đi lễ không hoàn toàn đơn thuần hiểu việc đó có ý nghĩa gì mà chỉ do tâm lý đám đông.

Nói đến đi lễ hội là ai cũng thích, thích nhất là người già và trẻ con và các thanh niên. Mà đã là lễ hội là phải đông người, không thể một lễ hội mà lại vắng vẻ được. Khi số người tham gia trở nên đông không kiểm soát được, lúc đó, đối tượng gặp nguy hiểm nhất chính là người già và trẻ em. Đơn cử như năm 2016, trong lễ hội đền Hùng, cả biển người đứng dậm chân tại chỗ, không nhúc nhích được. Khi hàng rào được nhấc lên, biển người ào lên, như một cơn sóng dữ. Người ta chen nhau, đẩy nhau đi như mê muội. “Đừng đẩy nữa, giẫm phải chân tôi rồi”, “sắp chết ngạt rồi”… Những tiếng kêu gào, van xin rơi tõm vào sự hỗn loạn.

Người lớn còn vậy, con trẻ thì sao? Trong không khí ngột ngạt của hàng triệu người chen chúc nhau, những đứa trẻ được cha mẹ cho ngồi lên cổ, bồng bế nhau mong thoát thân. Mồ hôi nhễ nhại. Chẳng biết đi lễ hội để vui hay để chịu mệt thế này.

le hoi den hung can nhac khi cho tre con di choi
Không có lực lượng công an "giải cứu" không biết chú bé này sẽ chịu đựng như nào. (Ảnh: Công Phương)

Những đứa trẻ khóc òa lên vì sợ hãi. Tôi dám cá xem ai là người có thể bình tâm khi nghe một đứa trẻ khóc. Điều gì xảy ra nếu không có các chiến sĩ công an tới “giải cứu”? Đã có tới hàng trăm cháu được cứu thoát ra khỏi biển người đang hỗn loạn tại đền Hùng để ra được nơi thoáng đáng hơn.

Đi lễ hội vào đúng chính hội, việc người lớn đưa trẻ nhỏ đến những nơi đông đúc bất chấp nguy hiểm giữa thời tiết nắng nóng là việc làm đáng trách của bố mẹ. Bởi nếu xảy ra việc gì, biết trách ai?

le hoi den hung can nhac khi cho tre con di choi
Mang theo trẻ nhỏ đi lễ hội nhưng không lường trước được người quá đông. (Ảnh: Công Phương)

Hình ảnh hàng trăm em nhỏ cùng các cụ già phải nhờ đến lực lượng công an giải cứu khỏi biển người, những người phụ nữ ngất xỉu được đưa ra ngoài bởi phải đứng dưới nắng nóng, ngột ngạt trong suốt thời gian dứng chờ dưới chân núi là bài học để các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi cho con nhỏ đi lễ hội.

le hoi den hung can nhac khi cho tre con di choi
Có lẽ tốt nhất là cho trẻ đi vào mùa vắng vẻ (Ảnh: Công Phương)

Ngày xưa người chưa đông đúc như bây giờ, già trẻ trai gái, trẻ con coi hội làng, lễ hội là dịp để đi chơi, giao lưu với nhau và vui hội. Vẫn biết con cháu nhớ về công ơn tổ tiên cha ông là một nét đẹp đạo lý nhưng đôi khi người đi lễ không hoàn toàn đơn thuần hiểu việc đó có ý nghĩa gì mà chỉ do tâm lý đám đông. Những đứa trẻ chưa thể hiểu hết ý nghĩa của một lễ hội tâm linh nên cho trẻ tới những nơi đông bất thường là một việc nên tránh.

le hoi den hung can nhac khi cho tre con di choi
Nếu có sự cố gì, chắc sẽ khó kiểm soát được. (Ảnh: Công Phương)

Phải xác định đây là lễ hội tâm linh, không phải lễ hội du lịch, theo đại biểu Quốc hội khóa XIII Phạm Trương Dân đã cho rằng: “Việc tổ chức lễ giỗ Tổ là đúng tâm tư nguyện vọng của người dân, phù hợp với phong tục cổ truyền. Nhưng quan trọng hơn cả, là việc tổ chức thế nào cho khoa học, cho đúng nghi thức cổ truyền, không được lợi dụng văn hóa để làm quá hành tráng. Không nên đưa trẻ em đi theo, vì tới những chỗ đông người sẽ có nhiều rủi ro và nguy hiểm. Nếu như có sự cố gì như cháy nổ hay chen lấn sẽ không kiểm soát được, đe dọa đến tính mạng của các cháu”.

Dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu người tới lễ hội đền Hùng vào ngày 10.3 (âm lịch) này, vì vậy cha mẹ thương con, thì nên chăng, hãy để con ở nhà!

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.