Liệt sĩ trở về sau 50 năm!

Nhờ thông tin trên mạng, một "liệt sĩ" đoàn tụ gia đình sau 50 năm lưu lạc.

Những ngày cuối tháng 3, căn nhà nhỏ nằm ở cuối xóm Nhà Hươu, xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An của ông Lê Nguyên Lan (SN 1957) lúc nào cũng nhộn nhịp. Bà con lối xóm, người thân tập trung đến để chia vui với gia đình khi hay tin ông Lê Giang Nam (SN 1946, anh ông Lan) được xác định hy sinh năm 1968 bỗng dưng trở về.

Tìm quê cho bố

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Nguyên Lan cho biết: "Anh trai tôi đi bộ đội lúc tôi còn nhỏ, đến năm 1968 thì nghe tin anh hy sinh, đến năm 1975 gia đình nhận được giấy báo tử. Ai cũng nghĩ anh ấy mất rồi, ai ngờ mới đây nghe con trai tôi bảo anh còn sống, lúc đầu tôi không tin. Cách đây mấy ngày (22-3), cháu đưa anh ấy về nhà. Anh em được gặp lại nhau mừng lắm" - ông Lan vui vẻ kể.

Tiếp lời em trai, ông Nam cho biết năm 1968, trong một trận đánh ông trúng pháo của địch nên bị thương rất nặng và bị địch bắt. Trong lúc điều trị vết thương ở Đà Nẵng, ông đã tìm cách trốn khỏi bệnh viện. Ông trôi dạt vào tận Bình Thuận, được một gia đình người địa phương cưu mang, sau đó lấy cô con gái gia đình này làm vợ, đến nay có 8 người con, 7 đứa cháu ngoại nội. Trong quá trình sinh sống, gia đình nhiều lần hỏi quê quán ông Nam ở đâu nhưng ông không thể nhớ. Tại Bình Thuận, ông Nam được khai sinh với tên khác là Nguyễn Mạnh Cường (SN 1950, nguyên quán Đà Nẵng).

Anh Nguyễn Văn Vinh (SN 1983, con trai ông Nam) chia sẻ: "Năm 2016, lúc mẹ mất, thấy còn một mình bố, mấy anh em lại càng thương hơn. Nghe bố nói hình như quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nên tôi đăng lên Facebook, gửi thư, gọi điện tìm kiếm nhưng suốt thời gian dài không có kết quả". Trong lúc mọi thứ vô vọng thì anh Vinh đọc được thông tin từ con trai ông Lê Nguyên Lan tìm kiếm mộ bác là liệt sĩ Lê Giang Nam, quê ở Nam Đàn. Lần theo đầu mối đó, cuối cùng anh Vinh đã giúp bố tìm được quê hương, dòng họ. "Nguyện vọng của mẹ trước khi mất là tìm quê cho bố đã thực hiện được nên giờ chúng tôi rất vui" - anh Vinh tâm sự.

liet si tro ve sau 50 nam

Ông Lê Giang Nam (đứng, thứ 2 từ phải sang) trở về trong sự bất ngờ và vui mừng của gia đình. Ảnh: LÊ NHÂN

Ký ức trở lại

Ngày 26-3, UBND huyện Nam Đàn đã cử cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp với UBND xã Nam Kim đến nhà ông Lan xác minh vụ việc. Tại cuộc làm việc, ông Lan đã cung cấp giấy báo tử ngày 30-1-1975 của liệt sĩ Lê Giang Nam, nhập ngũ năm 1965, hy sinh ngày 31-10-1968.

Bà Trần Thị Hoa, chuyên viên Phòng LĐ-TB-XH huyện Nam Đàn, cho biết qua làm việc với ông Nam, do ông bị thương nặng ở đầu nên lúc nhớ lúc quên, quá trình gặp gỡ những người bạn cũ thì ký ức ông trở lại khá trùng lặp.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn, ngày 27-3, huyện đã có công văn báo cáo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An xin ý kiến chỉ đạo, xử lý vụ việc.

Mẹ của ông Nam là bà Nguyễn Thị Đức, được truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà mất năm 1974. Ngoài ông Nam, bà Đức còn có một người con khác là liệt sĩ Lê Nguyên Bộ, hy sinh năm 1970.

liet si tro ve sau 50 nam Gạc Ma – vòng tròn bất tử giữa lửa đạn

Dưới làn đạn của quân thù, Thiếu úy Phương cùng 63 đồng đội khác của Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hi ...

liet si tro ve sau 50 nam 30 năm sau cuộc hải chiến Gạc Ma

Những ký ức đau buồn về trận Hải chiến Gạc Ma 30 năm trước vẫn in đậm trong tâm trí của cựu binh và các ...

liet si tro ve sau 50 nam Trở về nhà sau 33 năm được công nhận liệt sĩ

Câu chuyện về ông Trương Văn Chóng (58 tuổi), được công nhận liệt sĩ cách đây 33 năm, bất ngờ trở về gia đình ở ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.