Lo ngại về chất lượng GS, PGS trên chuyến tàu 'vét' mang số hiệu 174 là có cơ sở

Ngày 31/01/2018 và 01/02/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) nhiệm kỳ 2014-2019 đã họp Kỳ họp lần thứ VII. Tại Kỳ họp HĐCDGSNN đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Có nhiều ý kiến cho rằng năm 2017 "bão" chức danh Giáo sư và Phó giáo sư, con số thật đáng bất ngờ với hàng nghìn ứng viên được phong hàm. Cụ thể, năm 2017, tổng số người đạt chức danh giáo sư và phó giáo sư là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.

lo ngai ve chat luong gs pgs tren chuyen tau vet mang so hieu 174 la co co so

Lo ngại về chất lượng GS, PGS trên chuyến tàu “vét” mang số hiệu 174 (ảnh minh họa)

Nhiều người tỏ ra lo lắng với chất lượng giáo sư và phó giáo sư khi con số đột ngột tăng mạnh như năm 2017. Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay: “Đúng là do năm nay thời gian nộp hồ sơ kéo dài hơn những 6 tháng nên nên các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Các ứng viên sẽ có thêm thời gian để tính điểm công trình. Cùng với đó, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, với những tiêu chuẩn cao hơn nên các ứng viên đã tranh thủ thời gian này để hoàn thành hồ sơ và được công nhận.

Nếu ai để ý sẽ thấy, năm 2017, các bài nghiên cứu, các công bố khoa học cũng được chuẩn bị một cách nhộn nhịp hơn”.

Có lẽ, đó chính là lí do tại sao GS.TSKH Trần Văn Nhung – thư ký hội đồng chức danh nhà nước đã ví lần công bố PGS.TS năm 2017 như “chuyến tàu cuối mang số hiệu 174”.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay: “Ở các nước khác trên thế giới không công nhận giáo sư, phó giáo sư như ở Việt Nam.

Ở ta hiện nay, cứ người nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đã đề ra được phong hàm GS, PGS nên một bộ môn tại một trường ĐH có thể có rất nhiều PGS.TS.

Còn ở thế giới, mỗi lĩnh vực nghiên cứu của một cơ sở giáo dục sẽ chỉ có một GS là người đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đó nên số lượng các PGS và GS của họ không nhiều như nước ta”.

Trong đợt công bố chức danh GS, PGS lần này, nhiều người tỏ ra băn khoăn khi có những ứng viên không hề có bài ISI/Scopus nhưng vẫn được công nhận, điều đó báo động về chất lượng đội ngũ PGS, GS lần này.

Liên quan đến vấn đề này, TS Lê Văn Út- Trưởng phòng Quản lý Phát triển KH&CN (ĐH Tôn Đức Thắng) cho hay, công bố ISI/Scopus hiện đang là chuẩn mực mà thế giới đang sử dụng để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của nhà khoa học, tổ chức khoa học và năng lực khoa học của các quốc gia.

Ở Việt Nam, ứng viên nộp hồ sơ xét duyệt PGS, GS mà lại không hề có yêu cầu phải công bố ISI/Scopus đã tạo điều kiện cho những công bố không hiệu quả.

Đó là chưa kể, hội đồng phỏng vấn, phản biện cho chức danh giáo sư Nhà nước không hề có giáo sư nước ngoài, chỉ có những thành viên trong hội đồng xem xét. Điều này cho thấy những nghi ngờ về chất lượng của giáo sư, phó giáo sư nước nhà là hoàn toàn có cơ sở.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.