"Loạn" chất lượng thuốc đông y, người dùng chỉ biết tin vào may rủi

Được xem là lành hơn thuốc tân dược trong điều trị bệnh, thuốc đông y được rất nhiều bệnh nhân tin dùng.

Chị Võ Hồng Thúy ( Đội Cấn, Ba Đình, HN) cho biết, chị cũng đã bỏ không ít tiền để mua rất nhiều sản phẩm đông y về điều trị bệnh cho cha mẹ như thuốc trị đau xương khớp, viêm xoang, mỡ máu, men gan cao... tuy nhiên, hiệu quả thì chưa thấy rõ nhưng người nhà chị lại gặp phải một số tác dụng phụ từ các loại thuốc này.

Anh Quân ( Giảng Võ, Ba Đình, HN) cũng chia sẻ về sự phải trả giá của mình khi bị bệnh gout nhưng tự ý chữa trị bằng Đông dược của các "lang băm", hậu quả khiến thận suy nặng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường...

loan chat luong thuoc dong y nguoi dung chi biet tin vao may rui

Thuốc đông y kém chất lượng đang là mối nguy hại đối với sức khỏe người bệnh

Nhiều loại dược liệu nhập khẩu không đảm bảo chất lượng

Theo thống kê của Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), hàng năm ngành Dược sử dụng từ 60.000 - 80.000 tấn dược liệu các loại. Trong khi đó, thông qua các đơn vị được cấp phép nhập khẩu dược liệu, tính từ đầu tháng 3 đến nay có khoảng hơn 1.400 tấn dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc, chiếm khoảng 2,3% so với nhu cầu sử dụng dược liệu hiện nay. Điều này cũng cho thấy tình hình dược liệu “lậu” có nhiều diễn biến phức tạp.

Trong một báo cáo tại hội nghị về quản lý thuốc đông dược, ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền nêu ra thực trạng, nguồn dược liệu thông quan qua cửa khẩu có rất nhiều tồn tại.

Cụ thể, dược liệu không có bao bì, nhãn mác theo đúng quy định, phần lớn được đóng trong các bao dứa, thùng giấy gây khó cho việc kiểm tra cụ thể từng mặt hàng. Tại các cửa khẩu, cán bộ kiểm tra chỉ có thể kiểm soát về số lượng, trọng lượng bao hàng, không kiểm tra được chất lượng dược liệu…

“Trong quá trình kiểm tra chất lượng dược liệu lưu hành trên thị trường thì phần lớn dược liệu nhập vào Việt Nam là dược liệu kém chất lượng hoặc đã bị chiết xuất một phần hoạt chất”, ông Khánh cho biết.

Điển hình, năm 2015, Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư phối hợp với Cục Quản lý Y dược cổ truyền trong kiểm tra các dược liệu có nghi ngờ về chất lượng tại các BV Y học cổ truyền và các công ty xuất nhập khẩu dược liệu trên toàn quốc, phát hiện 56/109 mẫu dược liệu không đạt chất lượng, trong đó có 24 mẫu dược liệu nhầm lẫn, giả mạo…

Đại diện Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cũng cho rằng, qua công tác giám sát chất lượng thuốc trên thị trường hàng năm, hệ thống kiểm nghiệm nhận thấy nhóm dược liệu và thuốc Đông y là nhóm thuốc có tỷ lệ không đạt chuẩn chất lượng và thuốc giả cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nguồn dược liệu chủ yếu nhập lậu từ Trung Quốc hoặc cơ sở nhỏ lẻ trong dân không được kiểm soát chất lượng.

Trước tình trạng thuốc đông y vẫn chưa được kiểm soát chất lượng một cách triệt để, trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng thuốc đông y một cách tùy tiện, đặc biệt không nên mua thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

loan chat luong thuoc dong y nguoi dung chi biet tin vao may rui

Rợn tóc gáy với thuốc đông y trôi nổi

Thuốc đông y dược lậu, kém chất lượng có thể khiến người bệnh bị tổn thương gan, nhiễm độc, thậm chí tử vong... đang len lỏi vào các bệnh viện công.

loan chat luong thuoc dong y nguoi dung chi biet tin vao may rui

Dược liệu thuốc đông y không đảm bảo chất lượng

loan chat luong thuoc dong y nguoi dung chi biet tin vao may rui

Dễ ngộ độc vì thuốc đông y giảm cân

loan chat luong thuoc dong y nguoi dung chi biet tin vao may rui

Quảng cáo thuốc đông y trị sởi tràn lan các trang mạng

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.