‘Tiền mất tật mang’ khi sử dụng 'thuốc gia truyền’ không rõ nguồn gốc

Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã tăng cường các biện pháp xử lý các trường hợp buôn bán thuốc “gia truyền” không rõ nguồn gốc. Mặc dù vậy, tình trạng bày bán tràn lan những “thần dược” này vẫn chưa được kiểm soát triệt để.
tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc Nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị đa suy tạng do dùng thuốc 'gia truyền'
tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc Ý kiến trái chiều của phụ huynh về quy định xuất trình CMND khi kê đơn thuốc cho trẻ dưới 72 tháng tuổi
tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc Thuốc đông y: Còn lắm nỗi lo!

Nhiều người ở Cần Thơ bị suy tạng do dùng thuốc trị tiểu đường “gia truyền”

Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao về vụ việc một số người dân ở Cần Thơ, sau khi sử dụng thuốc “gia truyền” trị đái tháo đường đã bị biến chứng sang suy tạng.

Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, thời gian gầy đây, Khoa tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân trong tình trạng quá nặng, các bác sĩ chưa kịp cấp cứu, bệnh nhân đã ngưng tim. Đến thời điểm hiện tại có 3 bệnh nhân tử vong đều do nhập viện muộn.

tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc
Bệnh nhân ở Cần Thơ suy tạng do sử dụng thuốc gia truyền. (Ảnh: Báo pháp luật và đời sống)

Các bệnh nhân này có đặc điểm chung đều mắc bệnh đái tháo đường, tự ý uống thuốc hạ đường huyết “gia truyền” trong thời gian dài, gây biến chứng suy đa tạng.

Theo lời bác sĩ Phụng, sau một thời gian sử dụng, bệnh nhân đến BV xét nghiệm, thấy kết quả đường huyết ổn định nên họ tiếp tục dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài đã dẫn đến một số biến chứng như trên.

Một trong những cơ sở bán thuốc “gia truyền” cho những bệnh nhân này là nhà bà Lâm Kim Xuyến (72 tuổi, ở phường Phước Thới, quận Ô Môn). Đoàn liên ngành của quận Ô Môn cũng đã đến kiểm tra nhà bà Xuyến, phát hiện và tịch thu hơn 114.320 viên thuốc đông dược thành phẩm không rõ nguồn gốc - trị các bệnh tiểu đường, viêm thấp khớp, gút, đau bao tử, mát gan giải độc, viêm mũi. Trong khi đó cơ sở bà Xuyến không có bảng hiệu, không có giấy phép hoạt động, bà Xuyến không có chứng chỉ hành nghề.

"Thần dược" vẫn được bày bán tràn lan trên các trang mạng xã hội

Trên các trang mạng xã hội, dễ dàng có thể thấy các loại thuốc đông y mang các nhãn hiệu khác nhau được giao bán sôi nổi. Chỉ cần vào Facebook, nhập vào ô tìm kiếm dòng chữ: “Thuốc đông y gia truyền” là có thể thấy ngay tức khắc rất nhiều địa chỉ thông báo bán loại thuốc này. Các loại thuốc có công dụng phổ biến như trị mụn, các bệnh ngoài da, trị viêm xoang, đau dạ dày,…

tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc

Dễ dàng tìm kiếm các địa chỉ bán thuốc đông y trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)

tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc
Các hội, nhóm chuyên mua bán loại thuốc này được lập ra công khai. (Ảnh chụp màn hình)

Các trang, hội, nhóm này thường có lượng theo dõi hoặc số lượng thành viên lớn. Các địa chỉ đều quảng cáo những lời "có cánh" về thuốc giá rẻ, hiệu quả, không dị ứng hay có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như trị bệnh tận gốc, nếu không khỏi hoàn tiền 100%,…

tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc
Những lời quảng cáo có cánh về thuốc đông y tại một địa chỉ trên Facebook. (Ảnh chụp màn hình)

Nhiều người theo lời quảng cáo trên mạng xã hội và đặt mua thuốc. Sản phẩm được chuyển về khiến người mua bất ngờ khi thuốc được đựng trong túi ni lông, không dán nhãn, thậm chí một số loại còn không có hướng dẫn sử dụng.Các thuốc hầu hết đều ở dạng bột hay viên, giá bán dao động từ mấy chục nghìn đến hàng trăm nghìn đồng. Nếu mua nhiều cũng có thể giảm giá hoặc không phải trả tiền vận chuyển.

Điều đáng nói là thuốc gia truyền khi mua qua mạng, chỉ cần mô tả triệu chứng, các “thầy thuốc” sẽ bốc thuốc mà không cần bắt mạch.

tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc
Thuốc đông y dạng viên được đóng hộp, bày bán tràn lan. (Ảnh: Từ một địa chỉ bán thuốc đông y)
tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc
Thuốc không ghi rõ nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng. (Ảnh: Từ một địa chỉ bán thuốc đông y trên Facebook)

Chia sẻ về lý do mua thuốc, người dùng lý giải rằng, thuốc đông y được bào chế từ các loại cỏ cây, hoa lá tự nhiên nên không ảnh hưởng tới sức khỏe, nếu không chữa được cũng không bệnh gì nên thoải mái sử dụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu nguồn gốc mập mờ, chưa kể thuốc giả, thuốc tẩm hóa chất cũng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Tiền mất, tật mang

Tìm hiểu những người đã từng đặt mua thuốc qua mạng và không bất ngờ khi nhiều khách hàng cho hay bệnh tình không hề thuyên giảm.

Chia sẻ với Dân trí, anh Trịnh Kỳ (quận 5, TP.HCM) cho biết: “Tôi đặt mua một lọ thuốc trị viêm xoang của trang Đông y Việt Nam với giá 350.000 đồng. Tuy nhiên mới vài lần sử dụng tôi đã cảm thấy khó chịu, bệnh tình thậm chí còn có vẻ trở nặng hơn. Tôi nhắn tin cho tài khoản Facebook bán hàng thì họ chối không phải thuốc của họ. Tới khi tôi trưng ra biên lai của nhân viên bưu điện thì họ chặn Facebook của tôi luôn”.

Tương tự, chị Hoàng Liên (thợ làm tóc, ngụ quận Tân Bình) chia sẻ: “Tôi dùng thuốc gần triệu bạc mà không thấy tác dụng. Tôi đem bức xúc viết lên tường Facebook để cảnh báo mọi người thì không thể nào viết được”.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận không ít bệnh nhân đến cấp cứu do bị ngộ độc thuốc Đông y. Điều đáng nói là những bệnh nhân này đều mua thuốc từ những thầy lang vườn, qua quảng cáo trên mạng hay lời đồn thổi, giới thiệu từ người quen. Không ít người đã phải trả giá vì bị ngộ độc, tổn thương da toàn thân, nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận cấp có thể dẫn đến tử vong".

Hình phạt nào cho các cơ sở kinh doanh thuốc chưa có đăng kí?

Theo ông Phạm Vũ Khánh, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế cho biết: “Thuốc y học cổ truyền lưu hành trên thị trường một phần do Sở Y tế các tỉnh, TP cấp phép, còn chủ yếu do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép. Việc bán tràn lan trên mạng các loại thuốc y học cổ truyền chưa có số đăng ký rất khó xử lý, cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị”.

Đề cập đến mức xử phạt cho các đơn vị hành nghề nói trên, đại diện Sở Y tế Hà Nội khẳng định: “Nếu phát hiện cơ sở bán thuốc chưa được cấp phép, không có số đăng ký, Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội sẽ phạt rất nặng. Mức phạt có thể 50-70 triệu đồng, ngoài ra sẽ buộc tiêu hủy thuốc hoặc sản phẩm không phải là thuốc không bảo đảm chất lượng”.

tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc
Mức phạt có thể lên tới 50-70 triệu đồng với các cơ sở bán thuốc kém chất lượng. (Ảnh: Từ một địa chỉ bán thuốc đông y trênFacebook)

Các bác sĩ của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng cảnh báo: Người dân nên thận trọng, đừng vội tin các lời đồn thổi về những bài thuốc không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng hay bài thuốc của những thầy lang vườn. Khi bị bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến những nơi có uy tín lâu năm, có giấy phép hành nghề, các bệnh viện Đông y để được bắt mạch, kê đơn, tránh tự ý mua thuốc ở các cơ sở không được cấp phép, mua thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc.

"Người dân nên thận trọng, đừng vội tin các lời đồn thổi về những bài thuốc không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng hay bài thuốc của những thầy lang vườn. Khi bị bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến những nơi có uy tín lâu năm, có giấy phép hành nghề, các bệnh viện Đông y để được bắt mạch, kê đơn, tránh tự ý mua thuốc ở các cơ sở không được cấp phép, mua thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc" - Ông NGUYỄN XUÂN HƯỚNG, Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.

"Thuốc y học cổ truyền lưu hành trên thị trường một phần do Sở Y tế các tỉnh, TP cấp phép, còn chủ yếu do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép. Việc bán tràn lan trên mạng các loại thuốc y học cổ truyền chưa có số đăng ký rất khó xử lý, cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị" - Ông PHẠM VŨ KHÁNH, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế.

"Nếu phát hiện cơ sở bán thuốc chưa được cấp phép, không có số đăng ký, Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội sẽ phạt rất nặng. Mức phạt có thể 50-70 triệu đồng, ngoài ra sẽ buộc tiêu hủy thuốc hoặc sản phẩm không phải là thuốc không bảo đảm chất lượng"- Đại diện Sở Y tế TP Hà Nội.

NGỌC BẢO ghi.

tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc Nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị đa suy tạng do dùng thuốc 'gia truyền'
tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc Ý kiến trái chiều của phụ huynh về quy định xuất trình CMND khi kê đơn thuốc cho trẻ dưới 72 tháng tuổi
tien mat tat mang khi su dung thuoc gia truyen khong ro nguon goc Hiệu thuốc vẫn bán chẳng cần đơn dù Bộ Y tế yêu cầu mua bán thuốc cho trẻ phải có đơn ghi số chứng minh
chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.