Lối đi nào cho doanh nghiệp thoát cảnh phụ thuộc vào các nguồn cấp điện truyền thống?

Trong bối cảnh thiếu điện, việc trông đợi vào nguồn năng lượng điện sản xuất truyền thống từ thuỷ điện và nhiệt điện dễ khiến các doanh nghiệp khó đáp ứng tiêu chuẩn từ đối tác quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, thời gian sản xuất và tiến độ giao hàng.

Ngày 28/6, Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (Hansiba) đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề cập đến xu hướng "xanh hóa” giúp các doanh nghiệp có dự án xanh để thu hút đầu tư xanh, nguồn vốn xanh.

Đặc biệt, với các đối tác tại nhiều thị trường phát triển, việc đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường đã và sắp được xem là bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu.

Do đó, nếu doanh nghiệp Việt Nam không sớm có giải pháp để chứng minh hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng... sử dụng đạt tiêu chuẩn xanh thì khó có thể xuất khẩu được sang các thị trường khác như châu Âu.

"Đây không chỉ là vấn đề về chi phí mà là kế hoạch đầu tư dài hạn cho tương lai phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì thế, thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tích cực phối hợp để doanh nghiệp không chỉ được hỗ trợ về thông tin, kiến thức mà còn có những cơ chế để tiếp cận tài chính, mặt bằng sản xuất, cơ sở hệ thống… cho tăng trưởng xanh”, ông Nguyễn Quang Vinh nói.

Từ những vấn đề trên, các doanh nghiệp tại hội thảo đều nêu lên tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất công nghiệp, nhất là sau đợt khủng hoảng về thiếu điện, cắt điện luân phiên tại các địa phương miền bắc, trong đó có Hà Nội thời gian qua. 

(Ảnh minh hoạ: Diễm Ly).

Không thể chờ vào các nguồn cấp điện truyền thống

Theo các doanh nghiệp, việc trông đợi vào nguồn năng lượng điện sản xuất truyền thống từ thuỷ điện và nhiệt điện không chỉ khiến doanh nghiệp khó đáp ứng tiêu chuẩn về năng lượng xanh từ đối tác quốc tế, mà nếu xảy ra sự cố thiếu điện thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, thời gian sản xuất và tiến độ giao hàng.

Do vậy, các chuyên gia đề nghị các doanh nghiệp nên xoay chuyển theo hướng bổ sung nguồn năng lượng từ năng lượng tái tạo như mặt trời, gió; trong đó, năng lượng điện mặt trời hiện đang được quan tâm nhiều nhất bởi yếu tố thuận lợi dễ triển khai lắp đặt ngay trên máy nhà xưởng, nhà để xe, đất trống trong các khu công nghiệp.

Hơn nữa, điện mái nhà không tác động đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nên được đánh giá là một trong những giải pháp tăng cường cung cấp điện đối với khu vực có nguy cơ thiếu điện, nhất là trong những nhà xưởng sử dụng nhiều điện như linh vực sản xuất công nghiệp.

Theo ông Nguyễn Khắc Văn, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương Hà Nội, doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về thiếu hụt điện năng. Việc đầu tư cho năng lượng tái tạo còn là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, lợi về nguồn thu cho doanh nghiệp cung cấp giải pháp và thiết bị, lợi về chi phí cho doanh nghiệp đầu tư sử dụng.

Về lợi ích dài hơi, ông Văn nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp sản xuất sẽ được cung cấp chứng chỉ về phát triển bền vững khi sử dụng năng lượng xanh, qua đó tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Dụng cụ An Mi cho biết, nhà máy của công ty đã được lắp đặt hệ thống điện mặt trời đạt 100% diện tích mái để có thể sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả.

Cũng về vấn đề này, theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc phát triển kinh doanh, Công ty TNHH GreenYellow Việt Nam, một chương trình quản lý năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới 25% chi phí, giảm phát thải các bon 7 - 20%. 

Theo ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hansiba nhìn nhận, các doanh nghiệp cần có giải pháp để tiếp cận, nâng cao kiến thức và được chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất.

"Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện. Các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định

Dự thảo Quyết định phân công Bộ Tài chính ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại công sở, ưu tiên bố trí trước cho khu vực miền Bắc; chủ trì nghiên cứu bổ sung quy định miễn, giảm các loại thuế, phí đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt… cùng nhiều nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành khác có liên quan.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.