Lớp học miễn phí của gia đình 11 đời làm nghề giáo

Cứ vào ngày cuối tuần lớp học hướng thiện của thầy giáo 84 tuổi - Nguyễn Trà lại rộn ràng tiếng cười nói vui vẻ của những cô cậu học trò. 
 

Trong tổ dân phố 23B, phường Phương Liên (quận Đống Đa, TP Hà Nội) ai cũng biết đến thầy giáo Nguyễn Trà. Gia đình thầy nổi tiếng vì cả gia đình 11 đời làm nghề giáo, có truyền thống dạy học miễn phí cho học sinh nghèo. Đến khi nghỉ hưu, thầy Trà tiếp nối truyền thống quý báu đó và mở lớp học hướng thiện.

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Thầy giáo Trà 24 năm qua vẫn duy trì lớp học hướng thiện. (Ảnh Chí Hiếu)

Cái tâm của người làm thầy

Thầy Nguyễn Trà là một trong những sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp chuyên khoa Vật lý, thầy giáo Trà bắt đầu giảng dạy tại Liên khu Việt Bắc từ những năm 1954, rồi chuyển về Bắc Giang giảng dạy. Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thầy Trà vào Sài Gòn làm giảng viên cho trường CĐ Sư phạm Sài Gòn. Qua nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu trong và ngoài nước, đến những năm 1989 thầy Trà được chuyển về giảng dạy tại trường THPT Lê Quý Đôn rồi nghỉ hưu năm 1990.

Tận tâm với nghề giáo viên suốt cả nửa cuộc đời, ông giáo Trà khi về hưu vẫn thường giảng bài cho những cháu nhỏ quanh tổ dân phố, ông kể: “lúc đầu các cháu cứ đến nhờ ông giảng cho chỗ này chưa hiểu, chỗ kia chưa rõ, rồi cứ thế các cháu kéo nhau đến học ông, nhiều cháu từ Long Biên, Hà Đông, Thanh Trì cũng xin học thầy, vậy là thành lớp học”.

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Khoảng sân nhỏ trước nhà được ông tận dụng để làm lớp học. (Ảnh Chí Hiếu)

Khoảng sân nhỏ trước nhà được ông tận dụng để mở lớp học hướng thiện, ban đầu lớp chỉ có 5 - 6 học sinh, chủ yếu là những em nhỏ gia đình khó khăn gần đó đến xin học thầy, những ngày không dạy học, thầy Trà vất vả đến những xóm trọ nghèo để tìm thêm các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ đi học, truyền thụ kiến thức giúp các em nên người. Tiếng lành đồn xa, lớp học cứ thế ngày một đông lên, thậm trí còn có thời điểm trong nhà không đủ chỗ học phải mượn đình làng Trung Tự để làm nơi giảng dạy.

Với kiến thức sư phạm, cùng sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp nên thầy Trà có thể giảng dạy cho các học trò ở nhiều bậc học khác nhau. Thầy chia sẻ: “lớp học của tôi giờ có từ cấp 1 đến đại học, nhiều cháu có những luận án bằng tiếng nước ngoài vẫn mang đến, nhờ thầy sửa và hướng dẫn trình bày”.

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Học sinh luôn được thầy nhắc nhở về nề nếp, câu chữ. Đối với thầy nét chữ là nết người. (Ảnh Chí Hiếu)

Để có thể giảng bài cho học trò của mình ở các cấp học thầy Trà có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, ngoài việc phải đặt mình vào vị trí học trò để hiểu tâm lý và chọn cách giảng dạy hợp lý, thầy Trà còn phải quan sát chỉ cho em học sinh biết cách tính toán nhanh, “bí kíp” mà không phải thầy cô giáo nào cũng có thể biết. Nhờ sự tận tình chỉ dạy, nhiều thế hệ học trò nghèo đã trưởng thành từ lớp học hướng thiện của thầy.

Lớp học hướng thiện của thầy Trà còn có thêm một tủ sách nhỏ, nơi đây chứa những cuốn sách do các em học sinh cũ tặng thầy. Thầy Trà tâm sự: "Giờ sách giáo khoa liên tục thay đổi, thế nhưng tôi vẫn lọc những kiến thức căn bản trong những cuốn sách cũ để dạy cho các em bây giờ, sách có thể thay đổi nhưng những định luật, định lý trong đó thì không bao giờ thay đổi. Tuy tủ sách không lớn nhưng lại chứa đựng rất nhiều kiến thức trong đó".

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Tủ sách của lớp học hướng thiện. (Ảnh Chí Hiếu)

Để dạy học trò thành tài là chưa đủ, đối với thấy Trà học trò đầu tiên là phải rèn nề nếp, đạo đức. Các em được thầy giáo dạy từ cách cầm bút, sách vở sắp xếp ngăn nắp, vở sạch chữ đẹp. Mỗi học sinh phải biết uống nước nhớ nguồn, luôn khiêm tốn, thật thà vậy mới có thể trở thành những người thành đạt giúp ích cho xã hội sau này.

Kỉ niệm vui buồn

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Những người học trò cũ nay đã học đại học hay đi làm đều tranh thủ thời gian đến thăm thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh Chí Hiếu)

Ngồi bên chiếc bàn đá trước nhà, thầy Trà nhìn ra phía trước ngõ, kể lại: “vào buổi sáng hôm đó, nhà tôi có tiếng chuông cửa, đúng lúc tôi bận việc nên bảo người nhà ra xem ai, thì ra là cháu Thanh đã học tôi từ hồi còn bé. Người nhà tôi bảo “thầy Trà đang bận cháu quay lại sau”, thế nhưng cô bé chỉ nói một câu làm tôi nhớ mãi “em đến báo tin mừng cho thầy”. Ngồi cũng chính tại chỗ này cháu Thanh bảo, con đỗ đại học rồi thầy ạ”. Niềm vui khi cô học trò nghèo, mẹ bị mắc bệnh hiểm nghèo. vẫn nỗ lực thi đỗ vào trường đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những điều hạnh phúc nhất đối với thầy Trà.

Câu chuyện đầy cảm động làm thầy Trà lặng đi một lát, mắt nhắm lại như dấu đi cảm xúc, thầy kể một câu chuyện khác: “Hồi đó tôi nghe thấy chuông cửa, khi ra ngoài thì thấy một người phụ nữ dáng dấp tiều tụy mang theo đứa con đứng trước cửa nhà tôi, tôi mời vào nhà nhưng không vào, cô ấy chỉ nói “con còn cháu thì chăm sự nhờ thầy, con không thể bấu víu vào đâu được, con chọn thầy, thầy dạy cháu nên người”. Tôi cũng chỉ bảo rằng tôi sẽ dạy cháu. Ai ngờ hôm sau người mẹ chết tự tử, để lại một mình cháu bé”. Coi đó như lời trối trăng trước khi mất, thầy nhận chăm sóc và giúp đỡ cháu học tập nên người, thương thầy người học trò có hoàn cảnh vô cùng bất hạnh đó đã vươn lên và giờ đã có công việc ổn định ở nước ngoài.

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Cô giáo Nguyễn Phương Linh - Trường tiểu học Phương Liên đang giảng bài trong lớp học hướng thiện. (Ảnh Chí Hiếu)

24 năm lớp học hướng thiện cứ thế tiếp nối những yêu thương. Biết bao lớp thế hệ đã trưởng thành từ sự dìu dắt của thầy. Giờ đây khi đã ở độ tuổi 84 ông giáo Trà vẫn dạy các học sinh vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, biết thầy không còn đủ sức khỏe để giảng dạy cho gần 20 học trò, cứ mỗi tuần lại có 2 giáo viên đến phụ giảng, cùng với đó các em lớp lớn cũng cùng nhau dạy các em lớp dưới giảm gánh nặng giúp thầy.

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Em Nguyễn Ngọc Anh là học sinh trong lớp học hướng thiện, theo học thầy từ năm lớp 1 cho đến nay Ngọc Anh đã là sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp nhưng em vẫn tiếp tục học tiếng Anh ở đây. Vừa học Ngọc Anh vừa giảng bài cho các em lớp dưới. (Ảnh Chí Hiếu)

Ngày nắng thì lớp học bên ngoài, ngày mưa lớp lại mượn tạm không gian nhỏ trong căn nhà thờ tổ để học. Lớp học tuy chẳng rộng rãi gì nhưng luôn ngập tràn tiếc vui cười của thầy và trò. Còn đó biết bao nhiêu thế hệ học trò vẫn đang một tay thầy dìu dặt, thầy bảo “đến khi lúc nào tôi không thể dạy được nữa thì sẽ có các thầy, các con cháu tôi dạy, lớp học thiện nguyện sẽ mãi duy trì”.

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Món quá lớn nhất của thầy Trà là được nhìn thấy học trò thành đạt. (Ảnh Chí Hiếu)

Sáng nay (20 - 11) là ngày Nhà giáo Việt Nam. Những cựu học trò khi xưa đã trưởng thành từ lớp học này, nay lại tập trung đến thăm thầy. Ngồi bên cạnh người thầy giáo tóc đã bạc trắng mái đầu, người nay đã là doanh nhân lớn, cán bộ nhà nước, hay đang sinh viên hệ đại học, cao đẳng ... họ đều đến thăm thầy với sự biết ơn, có thầy dẫn lối, thầy chỉ bảo mà đã trưởng thành như ngày hôm nay.

lop hoc mien phi cua gia dinh 11 doi lam nghe giao
Hai chị em Nguyễn Hải Ngân và Nguyễn Hải Yến đến thăm thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh Chí Hiếu).
chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.