Lớp học tiếng Anh của trẻ Hàn Quốc ở 'nơi đáng sợ nhất thế giới'

Đối với nhiều học sinh Hàn Quốc như Lee Su-jin, hành trình đến khu phi quân sự (DMZ), nơi chia cắt hai miền Triều Triên, để học tiếng Anh đã trở thành thói quen.
lop hoc tieng anh cua tre han quoc o noi dang so nhat the gioi Triều Tiên thay đổi với những 'bậc thầy của tiền bạc'
lop hoc tieng anh cua tre han quoc o noi dang so nhat the gioi Cuộc sống Triều Tiên qua lăng kính phóng viên báo Mỹ
lop hoc tieng anh cua tre han quoc o noi dang so nhat the gioi
Trẻ em tập trung ở trường Daesungdong, thành phố Paju, phía nam Bàn Môn Điếm. Ảnh: Reuters

Sau chiến tranh 1950-1953, đường biên giới trên bộ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc chia đôi bán đảo Triều Tiên. Khu vực phi quân sự này là vùng đất ăn sâu vào biên giới mỗi nước khoảng 1,6 km. Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng gọi đây là "nơi đáng sợ nhất Trái Đất".

Lee, 11 tuổi, là một trong 25 học sinh đi xe buýt từ các thị trấn ở gần đó để đến trường Tiểu học Daesungdong, thuộc khi định cư Taesung. Với những đứa trẻ như Lee, con đường đến khu vực đầy chốt kiểm soát, những hàng rào thép gai và binh lính, đã trở nên quen thuộc.

"Mọi người đều lo lắng cho chúng cháu, nhưng các binh lính đang ở đây và chúng cháu từng được hướng dẫn diễn tập sơ tán. Vì vậy, cháu không nghĩ có gì đáng sợ hay lo lắng", cô bé lớp 4 nói với phóng viên Reuters.

Người Hàn Quốc sống ở khu vực gần biên giới, nơi chỉ cách Triều Tiên vài bước chân, cho rằng đây là cơ hội để con cái họ có thể học tiếng Anh từ các binh lính Mỹ và nhân viên Liên Hợp Quốc đang làm nhiệm vụ tại đây. Đối với phụ huynh, chương trình học tiếng Anh ngoại khóa giúp con họ cải thiện kỹ năng tốt hơn so với cơ sở tư nhân và đắt đỏ vốn phổ biến ở Hàn Quốc. Tại đất nước này, tiếng Anh là môn quan trọng tại trường và kỳ thi tuyển sinh đại học.

Năm nay trường có 29 học sinh, trong đó có 4 em là con của gia đình sinh sống ngay tại khu vực, các em còn lại đến từ vùng khác. Chỉ tiêu học sinh thống nhất với Liên Hợp Quốc là 30. Tại trường, học sinh không phải đóng học phí hay tiền ăn.

Theo Reuters, ngôi trường ban đầu được mở cho trẻ là con em các gia đình nông dân được phép ở lại DMZ sau chiến tranh. Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh. Hai bên ký kết Hiệp định đình chiến, thay vì Hiệp định Hòa bình, tại làng Bàn Môn Điếm vào năm 1953.

Từ năm 2008, khi khu vực dân cư bị thu hẹp lại, trường học chào đón trẻ em Hàn Quốc ở ngoài vùng DMZ. Cùng lúc đó, Liên Hợp Quốc bắt đầu đưa binh lính đến nơi này để dạy tiếng Anh hai lần một tuần.

lop hoc tieng anh cua tre han quoc o noi dang so nhat the gioi
Bryan Waite (trái) đang dạy tiếng Anh cho học sinh trong lớp. Ảnh: Reuters

"Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tiếng Anh của con cái. Họ hỏi rất nhiều về khả năng tiếng Anh của con", Lee Hyun-sun, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

Bryan Waite, 22 tuổi, là một tình nguyện viên giảng dạy tại đây. Waite cho biết chương trình học của trường giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh và hiểu biết về lịch sử.

"Việc trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh và tìm hiểu về DMZ từ sớm là một trải nghiệm đặc biệt và rất quan trọng", Waite nói.

Trái ngược với không khí vui vẻ và thoải mái trong lớp học, sự căng thẳng vẫn bao trùm ngôi làng. Âm thanh từ Triều Tiên vọng qua biên giới, trong khi người dân làm việc dưới sự giám sát của quân đội. Trừ khi có binh lính hộ tống, học sinh không được phép mạo hiểm ra khỏi trường. Giáo viên và học sinh phải rời trường trước giờ giới nghiêm mỗi ngày, từ giữa đêm đến 5h sáng.

Bất chấp nhiều mối nguy hiểm, Lee khẳng định vẫn có sự yên bình nhất định ở vùng đất này.

"Khi đi qua biên giới phía nam, tâm trí tôi thật sự yên bình", ông nói. "Tôi chưa bao giờ cảm thấy có điều gì nguy hiểm".

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.