Lớp học tốt phải là một lớp học vui vẻ, không 'công chúng hoá lỗi lầm của học sinh'

Vấn đề trong lớp học của cô giáo dạy Lịch Sử là quá nghiêm khắc và có những phản ứng tiêu cực với học sinh của mình.
 

Tham gia chương trình truyền hình thực tế “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” của VTV7, cô giáo Lê Thanh Nga, giáo viên Lịch sử tại Vĩnh Phúc đặt mục tiêu cho mình là xây dựng một lớp học hạnh phúc, vui vẻ cho học trò.

Cô Nga khi tìm đến chương trình trình truyền hình thực tế “ Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Nguồn VTV7

Ưu điểm nổi bật của cô Nga khi dạy học nằm ở việc cô đã chú ý lồng ghép các kiến thức Lịch sử với kiến thức Văn học và Địa lý để bài giảng được thú vị, phong phú và hấp dẫn hơn.

Cô Nga chia sẻ : “ Mặc dù đã cố gắng hết sức, dạy rất kĩ cho học sinh từng chi tiết, vậy mà đến khi hỏi lại, học sinh vẫn không trả lời được”. Điều đó khiến cho cô Nga rất tức giận, cảm thấy bất lực và có những phản ứng tiêu cực lại với học sinh.

Những lúc đó, tâm trạng của cô và trò cực kì trái ngược nhau. Cô nhìn và gọi học sinh phát biểu chỉ bằng một cái vẩy ngón tay. Trong lớp học, hình ảnh thường thấy nhất ở cô là đứng khoanh tay. Ngôn ngữ và giọng điệu của cô khi dạy cũng rất tiêu cực.

Cô Thanh Nga cho biết:“ Tôi thấy mình thật lạc hậu, lớp học của mình nhiều khi thật nhàm chán. Tôi đến trường làm việc như 1 con robot và các học sinh của tôi cũng như những con robot được chúng tôi lập trình”.

“Tôi thấy bất lực trước những khát khao đã được xây dựng bằng tình yêu nghề mãnh liệt. Đôi khi cảm xúc rất tiêu cực, nhiều lúc mệt mỏi và chán nản đến mức muốn bỏ nghề.”

“Tôi giống như 1 quả pin sắp hết năng lượng. Tôi muốn sạc lại”.

lop hoc tot phai la mot lop hoc vui ve khong cong chung hoa loi lam cua hoc sinh
Hình ảnh cô Nga trên giảng đường

Nhận xét về điều này, TS Nguyễn Văn Hoà - Chủ tịch hội đồng quản trị trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội nhận xét: “Trình độ học tập của học sinh khiến cho cô Nga bị tiêu cực. Và khi mà cô còn viện ra nhiều lý do để giải thích, thì có nghĩa là cô vẫn chưa nhận ra được giá trị cốt lõi của mình. Tuy nhiên, trường học là nơi để tôn trọng”.

“Nếu tôi là học sinh của cô Nga, tôi sẽ thấy rất buồn vì bản thân mình bị bóc mẽ, thiếu tôn trọng. Mỗi một lời nói đấy giống như một nếp nhăn trên tờ giấy mà tôi đang vo tròn này.”, PGS Trần Thị Lệ Thu- Đại học Sư phạm Hà Nội vừa vo tờ giấy trên tay vừa chia sẻ.

Đây có lẽ là vấn đề không chỉ xảy ra đối với cô giáo Nga, mà đây còn là thực trạng chung của rất nhiều thầy cô giáo khác nữa. Họ đang đứng ở đâu trên con dốc mất đi sự tôn trọng học trò?

Sau buổi phân tích lớp học, cố vấn của chương trình đã về tận trường để giao nhiệm vụ cho cô Thanh Nga : “Chào hỏi học sinh, không khoanh tay, không nói những lời gây tổn thương học sinh và cười nhiều hơn trong lớp học”.

Những bài học từ khoá tập huấn dần được cô áp dụng. Trong tiết học của cô, bài tập được chia theo nhóm, thiết kế thành các trò chơi.

Cô Nga sau khi tham gia chương trình. Nguồn VTV7

Kết thúc nhiệm vụ, cô Nga đã không còn tỏ ra cáu gắt như trước đây. Dù vẫn còn thói quen khoanh tay nhưng cô đã kiên nhẫn hơn, nhẹ nhàng hơn và không còn nói những lời tổn thương với học sinh.

“Từ trước đến nay, tôi chưa thực sự lắng nghe học sinh. Tôi nghe bằng tai, chứ chưa nghe bằng tâm”, cô Nga chia sẻ.

Không công chúng hoá lỗi lầm của học sinh chính là một cách để bảo vệ sự phát triển của tư duy, thể hiện sự tôn trọng học sinh. Một lớp học tốt phải là 1 lớp học vui vẻ.

Mọi sự thay đổi đã phá vỡ khoảng cách giữa cô Nga và học trò. Cô Nga chia sẻ sẽ tiếp tục thay đổi bản thân để có thể trở thành một người bạn, một người chị và là một người mẹ của các em học sinh.

lop hoc tot phai la mot lop hoc vui ve khong cong chung hoa loi lam cua hoc sinh Tranh cãi màn tỏ tình của học sinh giữa lớp học

Trong clip dài 1 phút rưỡi, cặp đôi học sinh còn khoác trên mình áo đồng phục của trường đã tỏ tình ngay trong lớp ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.